Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 18/01/2014 - 10:31
(Thanh tra) - Đây là yêu cầu của lãnh đạo Thanh tra Chính phủ tại Hội nghị đánh giá tình hình khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và triển khai Kế hoạch 2100/KH-TTCP ngày 19/9/2013 của Thanh tra Chính phủ về việc tiếp tục kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng tại địa bàn phía Nam. Chủ trì Hội nghị có các Phó Tổng Thanh tra Chính phủ: Nguyễn Chiến Bình, Nguyễn Đức Hạnh, cùng đại diện Vụ Tiếp công dân và Xử lý đơn thư, Cục III, Chánh Thanh tra, cán bộ phụ trách tiếp công dân của 20 tỉnh thành phía Nam.
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Chiến Bình phát biểu khai mạc Hội nghị.
Sau khi Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Chiến Bình phát biểu khai mạc về mục đích, nội dung Hội nghị, các đại biểu đã nghe Cục trưởng Cục III Võ Văn Đồng trình bày tóm tắt về kết quả chuẩn bị ban đầu Kế hoạch 2100/KH-TTCP mà một số địa phương đã thực hiện từ tháng 10/2013 đến nay.
Tiếp đó, Vụ trưởng Vụ Tiếp dân và Xử lý đơn thư Nguyễn Hồng Điệp đã báo cáo tình hình tiếp công dân, xử lý đơn thư trên cơ sở phối hợp giữa Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành phía Nam. Đó là, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân vẫn còn diễn biến phức tạp khi đoàn đông người và số vụ việc tăng so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu là các vụ việc từ nhiều năm trước chưa được xem xét, giải quyết dứt điểm. Công dân tiếp tục đeo bám, gây sức ép đối với các cơ quan Trung ương và cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Trước tình hình đó, Thanh tra Chính phủ đã họp với các Bộ, ngành, địa phương và ban hành Kế hoạch số 934/KH-TTCP ngày 26/4/2013 về phối hợp tổ chức tiếp công dân phục vụ các kỳ họp của Trung ương và Quốc hội. Để tăng cường công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, sau khi tiến hành sơ kết việc triển khai thực hiện Kế hoạch 1130/KH-TTCP, ngày 19/9/2013, Thanh tra Chính phủ tiếp tục ban hành Kế hoạch 2100/KH-TTCP về việc tiếp tục kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, với 3 mục đích lớn là: Rà soát, giải quyết có hiệu quả các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, đề xuất biện pháp giải quyết dứt điểm vụ việc từ cơ sở; hạn chế việc công dân khiếu nại, tố cáo vượt cấp; ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Kiểm tra, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền và việc chấp hành các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo. Nâng cao vai trò của hệ thống thanh tra các cấp, các ngành trong việc tham mưu cho thủ trưởng các cơ quan Nhà nước cùng cấp thực hiện Kế hoạch số 2100/KH-TTCP đạt chất lượng và hiệu quả. Kế hoạch 2100/KH-TTCP gồm 2 nội dung chính: Đối với những vụ việc đã được rà soát theo Kế hoạch 1130/KH-TTCP thì tiếp tục kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện phương án thống nhất giữa Thanh tra Chính phủ và UBND tỉnh, thành phố.
Đối với những vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng chưa được rà soát theo Kế hoạch 1130/KH-TTCP, Chánh thanh tra các tỉnh, thành phố chủ động tham mưu cho UBND cùng cấp rà soát các vụ việc phức tạp, tồn đọng trên địa bàn; tiến hành phân loại và xây dựng kế hoạch, tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố có phương án giải quyết dứt điểm. Cụ thể: Đối với các vụ việc thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố thì thành lập đoàn thanh tra, phân công các Sở, ban ngành chức năng tiến hành thẩm tra, xác minh, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố ra quyết định giải quyết theo quy định. Quá trình kiểm tra, kết luận giải quyết cần vận dụng đầy đủ những quy định của pháp luật, tính hợp lý và thực tế của vụ việc để tạo sự đồng thuận và thống nhất cao giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc xem xét, giải quyết vụ việc, có biện pháp giải quyết có lý, có tình, đảm bảo tính khả thi.
Đối với các vụ việc đã giải quyết nhiều lần nhưng công dân vẫn không chấp nhận mà khiếu nại, tố cáo kéo dài thì thành lập Tổ công tác xem xét lần cuối; nếu có cơ sở xem xét, giải quyết thì quyết định giải quyết lại vụ việc nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và chỉ đạo các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện ngay, không để kéo dài; nếu không có cơ sở thì chỉ đạo thực hiện các quy trình theo hướng dẫn tại Văn bản số 2695/TTCP-VP ngày 19/10/2012 của Thanh tra Chính phủ để ra thông báo chấm dứt giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trường hợp vụ việc đã được giải quyết đúng pháp luật nhưng do điều kiện, hoàn cảnh gia đình công dân đặc biệt khó khăn thì Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vận dụng chính sách xã hội và điều kiện cụ thể của địa phương để xem xét, quyết định hỗ trợ để người dân ổn định cuộc sống, chấm dứt khiếu nại.
Đối với vụ việc thuộc thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết của Chủ tịch UBND quận, huyện, thành phố, thị xã thì nhanh chóng có văn bản chỉ đạo Chủ tịch UBND quận, huyện, thành phố, thị xã giải quyết. Đối với các vụ việc gặp khó khăn vướng mắc trong áp dụng cơ chế, chính sách, pháp luật thì cơ quan Thanh tra các cấp, các ngành tham mưu cho Chủ tịch UBND cùng cấp có văn bản xin ý kiến chỉ đạo của các Bộ, ngành chức năng. Trường hợp đặc biệt phức tạp thì UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có văn bản báo cáo Thanh tra Chính phủ để thống nhất có văn bản xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. TTCP sẽ cử cán bộ phối hợp với địa phương kiểm tra, xem xét, kết luận và đề xuất biện pháp giải quyết những vụ việc liên quan đến nhiều lĩnh vực hoặc rất phức tạp khi địa phương có văn bản đề nghị.
Trong phần thảo luận dưới sự chủ trì của Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Chiến Bình, đại diện các tỉnh thành đã phát biểu ý kiến về cơ chế, chính sách, sự phối hợp để thực hiện tốt Kế hoạch 2100/KH-TTCP. Trên cơ sở lắng nghe ý kiến của các đại biểu, kết luận Hội nghị, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Đức Hạnh khẳng định, thời gian qua Thanh tra Chính phủ và các địa phương đã nỗ lực phối hợp giải quyết được nhiều vụ việc khiếu nại phức tạp, kéo dài, góp phần ổn định an ninh chính trị; nhiều địa phương đã rất quan tâm tới công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Tuy nhiên, công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo vẫn còn bộc lộ một hạn chế như: Việc triển khai thực hiện Kế hoạch 2100/KH-TTCP chưa triệt để, nhiều tỉnh chưa có kế hoạch triển khai cụ thể; việc cung cấp thông tin, cập nhật tình hình tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo giữa Trung ương và địa phương chưa thông suốt; hiệu quả, hiệu lực khi thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo còn thấp; công tác kiểm tra, thanh tra thủ trưởng cơ quan hành chính các cấp trong việc tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa thường xuyên, triệt để; công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa tốt.
Vì vậy, để Kế hoạch 2100/KH-TTCP triển khai có hiệu quả, công tác thống kê, rà soát phải bảo đảm chính xác về số liệu, chất lượng giải quyết phải bảo đảm đúng pháp luật, gắn với tăng cường công tác thanh tra trách nhiệm đối với thủ trưởng các cơ quan hành chính; tăng cường giám sát, đôn đốc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo; chú trọng công tác đối thoại kết hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật để công dân hiểu và đồng thuận với các cơ quan chức năng.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 11/12, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Dũng đã ký Quyết định số 2965/QĐ-UBND về việc thành lập Ban chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí.
N. Phó - L. Bằng
17:24 11/12/2024(Thanh tra) - Ngày 11/12, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết đã có báo cáo công tác xét xử của TAND 2 cấp năm 2024 tại Kỳ họp lần thứ 9, HĐND tỉnh khóa 8, nhiệm kỳ 2021-2026.
PV
14:50 11/12/2024Hải Hà
14:50 11/12/2024Hải Hà
14:40 11/12/2024Thành Dương
22:33 10/12/2024Trần Quý
20:22 10/12/2024Trần Quý
Văn Thanh
N. Phó - L. Bằng
Hương Giang
Hải Hà
Hương Giang
TC
Hải Hà
Trung Hà
Chính Bình
Chính Bình
Trung Hà