Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 02/05/2012 - 22:24
(Thanh tra) - Đó là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KN,TC) ngày 2/5.
Nhiều vụ KN,TC còn tồn đọng, kéo dài
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, từ năm 2008 đến nay, cả hệ thống chính trị, các cấp chính quyền đã quan tâm, tích cực thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết KN,TC của công dân, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Nhờ đó, công tác tiếp dân, giải quyết KN,TC đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần vào thành tựu chung của đất nước.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đã đạt được, tình hình KN,TC vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Nhiều vụ việc tồn đọng, bức xúc, kéo dài chưa được giải quyết dứt điểm. Nếu chủ quan, xem thường thì sẽ là mầm mống gây mất ổn định an ninh trật tự.
“Chúng ta phải tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đi liền với đô thị hóa. Đồng thời, phải thực hiện tiến bộ, công bằng trong từng dự án, từng bước phát triển, chăm lo đời sống cho nhân dân. Vì vậy, các cấp ủy Đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị phải vào cuộc để giải quyết có lý, có tình những vụ việc KN,TC còn tồn đọng, phức tạp, kéo dài; hạn chế tối đa phát sinh KN,TC phức tạp, tình trạng khiếu kiện kéo dài, gây mất ổn định chính trị, xã hội”, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu.
Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ, đối với các KN,TC tồn đọng, phải lập hồ sơ từng vụ việc, đề ra hướng giải quyết cụ thể. Trong quá trình giải quyết, phải chỉ rõ đúng sai. Nếu chính quyền sai thì nhận lỗi, không sai thì trả lời cụ thể, thông tin đầy đủ, công khai, đồng thời xem xét hỗ trợ nếu người dân khó khăn. Thanh tra Chính phủ cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan chức năng thành lập các tổ công tác rà soát, nghiên cứu, thẩm định, thống nhất phương án giải quyết từng vụ KN.
Trong quá trình thu hồi đất, phải tổ chức chặt chẽ theo đúng quy định của pháp luật từ khâu quy hoạch đến phương án thu hồi đất, tái định cư. Trong đó, khâu lập phương án bồi thường, tái định cư không chỉ đúng quy định mà còn phải dân chủ, công khai, sát thực tế, bảo đảm đời sống cho người dân. “Ngay từ khi lập quy hoạch, thực hiện dự án, thu hồi đất, cả hệ thống chính trị phải vào cuộc xem xét quyết định cụ thể, chứ không đợi đến khi phát sinh khiếu kiện. Bên cạnh đó, rà soát, hoàn thiện thể chế, quy chế phối hợp trong công tác tiếp công dân, giải quyết KN,TC ”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Đối với khiếu kiện đông người, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu mỗi địa phương phải chủ động nắm tình hình, xử lý. Nếu xuất hiện đối tượng vì động cơ chính trị chống đối, phải chủ động đấu tranh, xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Khi xảy ra khiếu kiện đông người, phải chủ động vận động người dân về địa phương để giải quyết từng vụ việc.
Khiếu nại về đất đai đứng đầu bảng
Báo cáo tại hội nghị, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh cho biết, từ năm 2008 - 2011, nội dung KN tập trung chủ yếu liên quan đến đất đai (chiếm trên 70%). Nội dung TC chủ yếu là tố cáo cán bộ mất dân chủ, lợi dụng chức quyền để tham nhũng; trù dập người khiếu kiện, bao che cho cán bộ dưới quyền; cố ý làm sai lệch hồ sơ, áp dụng pháp luật không đúng trong hoạt động tố tụng, gây thiệt hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Tình hình KN,TC diễn biến phức tạp, có lúc, có nơi đặc biệt phức tạp, gay gắt, biểu hiện rõ nhất là số đoàn đông người tăng mạnh; thái độ công dân đi khiếu kiện thiếu kiềm chế; KN,TC vượt cấp lên Trung ương gia tăng; đơn thư gửi tràn lan mang tính phổ biến, nhất là trong các dịp có sự kiện chính trị. Có hiện tượng những người, nhóm người KN "liên kết” với nhau để khiếu kiện đông người.
Ông Chu Phạm Ngọc Hiển, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng nhận định, số vụ việc tranh chấp, KN,TC trong lĩnh vực đất đai vẫn ở mức cao, chiếm khoảng 60% - 70%. Tình hình KN vượt cấp, đông người có chiều hướng tăng, nhất là ở các địa phương có nhiều dự án thu hồi đất. Tại Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ năm 2008 - 2011 đã tiếp nhận 25.238 lượt đơn của 10.937 vụ việc, trong đó có 10.820 vụ thuộc lĩnh vực đất đai, chiếm trên 98% tổng số đơn hàng năm.
Nguyên nhân là do chính sách bồi thường cho người có đất bị thu hồi còn nhiều bất cập; có sự chênh lệch quá lớn giữa giá đất bồi thường so với giá thị trường hoặc nhà đầu tư bán, chuyển nhượng lại cho người khác nên người dân không nhất trí với phương án bồi thường, mặc dù tính đúng, tính đủ theo quy định. Một số vụ KN về nhà, đất do lịch sử để lại chưa được giải quyết dứt điểm. Ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận nhân dân còn hạn chế. Công tác quản lý về đất đai còn sơ hở, lỏng lẻo; nhiều cán bộ lợi dụng tham nhũng, tiêu cực nhưng không bị xử lý nghiêm minh. Công tác chỉ đạo, điều hành và quản lý Nhà nước ở một số địa phương còn nhiều yếu kém, nhất là công tác quản lý đất đai. Một số nơi chưa coi trọng sự lãnh đạo, chỉ đạo, chưa phát huy hết sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong việc ngăn ngừa, giải quyết KN,TC; chưa tập trung giải quyết khiếu kiện ngay từ đầu; chưa làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục, giải thích, hòa giải ngay từ cơ sở.
Xử lý nghiêm sai phạm, tăng cường thanh tra trách nhiệm
Theo Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh, trong thời gian tới phải tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện quyền KN,TC; chủ động, kịp thời xử lý các vụ KN,TC; kiểm soát tốt hình hình KN,TC, không để xảy ra “điểm nóng”. Tiếp tục rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ tồn đọng, bức xúc, kéo dài. Tổ chức thực hiện dứt điểm các quyết định giải quyết có hiệu lực thi hành. Đối với các vụ việc phát sinh mới, tập trung giải quyết đạt tỷ lệ trên 85%.
Để thực hiện nhiệm vụ trên, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh cho rằng, cần phải tăng cường công tác quản lý đất đai, đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, kiên quyết thu hồi đất đã giao, đã cho thuê nhưng không đúng đối tượng, không sử dụng, sử dụng không hiệu quả, sử dụng sai mục đích; xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai, những vụ việc tiêu cực, tham nhũng đất đai. Giải quyết kịp thời các vụ KN,TC ngay từ cơ sở, phát huy tối đa hiệu quả đối thoại với người KN,TC, đặc biệt là các vụ đông người, phức tạp, gay gắt. Nâng cao chất lượng quyết định, kết luận giải quyết KN,TC.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh, tăng cường thanh tra công vụ, thanh tra trách nhiệm giải quyết KN,TC, tập trung những nơi xảy ra nhiều vụ việc hoặc chất lượng, hiệu quả giải quyết thấp, không chấp hành chỉ đạo của cấp trên. Củng cố, kiện toàn tổ chức, hoạt động của các cơ quan làm nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết KN,TC. Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về KN,TC; bảo đảm an ninh, trật tự và tăng cường phối hợp giữa Trung ương và địa phương trong giải quyết KN,TC.
Đồng tình với các giải pháp của Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường kiến nghị cần tiếp tục quán triệt thực hiện có hiệu quả Chị thị 09-CT/TW, Thông báo 130-TB/TW của Bộ Chính trị, Đề án Đổi mới Công tác tiếp công dân. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, thanh tra, nhất là thanh tra trách nhiệm trong việc giải quyết tranh chấp, KN,TC.
“Các cấp ủy Đảng phải trực tiếp lãnh đạo công tác giải quyết đơn thư KN,TC và tiếp công dân nói chung, tiếp công dân, giải quyết đơn thư trong lĩnh vực đất đai nói riêng, không khoán trắng cho các cơ quan chuyên môn. Vụ việc xảy ra ở cấp nào phải giải quyết dứt điểm ở cấp đó. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong giải quyết tranh chấp, KN,TC của công dân. Cơ quan giải quyết có trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi giải quyết sai, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân”, ông Chu Phạm Ngọc Hiển nhấn mạnh.
Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ Chính trị chỉ đạo tổ chức tổng kết việc thực hiện Kết luận số 130-TB/TW; đẩy nhanh việc sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai; tiếp tục thực hiện Đề án “Tăng cường công tác tuyên truyển, phổ biến pháp luật về KN,TC cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn”; Quốc hội sớm ban hành Luật về Tiếp công dân, Luật về Biểu tình để làm cơ sở đấu tranh, xử lý những trường hợp lợi dụng KN,TC để gây rối.
Từ năm 2008 - 2011, các cơ quan hành chính Nhà nước đã tiếp 1.571.505 lượt người đến KN,TC, trong đó có 13.876 đoàn đông người; tiếp nhận, xử lý 672.990 đơn thư. Năm 2011 so với năm 2008 tăng 26,4% vụ việc; 64,5% đoàn đông người. Qua giải quyết 257.419/290.565 vụ KN (đạt trên 88%), 33.160/39.107 vụ TC (đạt trên 84%),đã thu hồi về cho Nhà nước gần 1.026 tỷ đồng, 1.241ha đất, khôi phục quyền lợi cho 6.659 công dân với số tiền 595 tỷ đồng, 936ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 2.951 người; chuyển cơ quan điều tra 239 vụ, 381 người. Các bộ, ngành, địa phương đã kiểm tra, rà soát, giải quyết dứt điểm được 1.052 vụ việc tồn đọng, bức xúc, kéo dài (đạt 66,7%); hiện còn lại 528 vụ việc đang được tiếp tục xem xét, giải quyết. Đến nay, Thanh tra Chính phủ và các bộ, ngành, tỉnh, thành phố đã ban hành kế hoạch và tổ chức thực hiện Đề án “Đổi mới công tác tiếp công dân”. Đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước được củng cố. Một số địa phương đã quan tâm kiện toàn, bổ sung cán bộ tiếp dân ở cấp tỉnh từ 5 - 8 người, có bộ máy lãnh đạo. Nhưng còn nhiều địa phương mới bố trí được 3 - 4 người, có nơi mới có 1 - 2 cán bộ chuyên trách và 1 - 2 cán bộ hợp đồng. Ở cấp huyện, hầu hết bố trí 1 cán bộ chuyên trách và phân công cán bộ kiêm nhiệm tiếp dân |
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang vừa ban hành Văn bản số 04-TC/UBKT về thông cáo kết quả kỳ họp thứ 41, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Bùi Bình
20:37 11/12/2024(Thanh tra) - Ngày 11/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên tổ chức Hội nghị tập huấn về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực và cải cách tư pháp năm 2024.
Trần Kiên
18:02 11/12/2024N. Phó - L. Bằng
17:24 11/12/2024PV
14:50 11/12/2024Hải Hà
14:50 11/12/2024Hải Hà
14:40 11/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà