Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hoài Phương
Thứ năm, 04/05/2023 - 06:36
(Thanh tra)- Thông tin được Chủ tịch Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên hợp quốc (Economic and Social Council - ECOSOC) cho biết tại một cuộc họp đặc biệt mới đây để giải quyết vấn đề và đưa ra sự thúc đẩy cần thiết cho Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.
Biểu tượng chống tham nhũng ở Namibia. Ảnh: World Bank/Philip Schuler
Cái giá của tham nhũng
Bà Lachezara Stoeva cho biết: “Tham nhũng làm cạn kiệt hơn 5% GDP toàn cầu".
"Trong số khoảng 13 nghìn tỷ USD chi tiêu công toàn cầu, có tới 25% bị thất thoát do tham nhũng”, bà nói thêm.
Điều đó đồng nghĩa với việc, ít nhất 3 nghìn tỷ USD cho chi tiêu công không tới được đích đã đặt ra.
Theo UN News, với chủ đề "Giải phóng sức mạnh chuyển đổi của Mục tiêu Phát triển bền vững (SDG) 16: Cải thiện quản trị nhà nước và giảm tham nhũng", cuộc họp đặc biệt hôm 2/5 nhằm xác định những giải pháp cụ thể để thúc đẩy thực hành phòng, chống tham nhũng ở tất cả các cấp.
Các đại biểu tham dự cuộc họp cũng phản ánh về vai trò của các nguyên tắc quản trị hiệu quả và nêu bật các công cụ như Công ước Liên hợp quốc về Chống tham nhũng (UNCAC).
Bà Stoeva nói: “Việc kiên quyết đối phó với tham nhũng, được đặt trong Mục tiêu Phát triển bền vững 16, sẽ mở đường cho việc đưa tham vọng của Chương trình Nghị sự 2030 đến gần hơn với thực tế”.
Chủ tịch ECOSOC giải thích rằng, cái giá của tham nhũng không chỉ đơn thuần là tài chính.
“Tham nhũng góp phần làm thất thoát tài nguyên thiên nhiên, làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói và bất bình đẳng, làm xói mòn lòng tin và sự gắn kết xã hội, đồng thời làm suy yếu sự ổn định kinh tế và chính trị", theo bà Stoeva.
Tham nhũng "cản đường chúng ta"
Chủ tịch ECOSOC cho biết, tham nhũng cũng ảnh hưởng không tương xứng đến phụ nữ, người nghèo và các nhóm dễ bị tổn thương, đồng thời làm xói mòn vốn nhân lực.
"Tại thời điểm giữa quá trình thực hiện Chương trình Nghị sự 2030, tính cấp bách của việc đẩy nhanh thực hiện tất cả 17 SDG chưa bao giờ lớn hơn thế", bà Stoeva nói, đồng thời nhấn mạnh rằng “tham nhũng đang cản đường chúng ta”.
Những tiến bộ trong thực hiện Mục tiêu Phát triển bền vững 16 về hòa bình, công lý và các thể chế vững mạnh có thể mở ra một quỹ đạo đạo đức tốt. Và, Mục tiêu 16 là “yêu cầu không thể thiếu” để thực hiện hiệu quả tất cả các SDG khác, theo người đứng đầu ECOSOC - 1 trong 6 cơ quan chính của Liên hợp quốc..
Ở phía ngược lại, các tiến bộ về các mục tiêu phát triển bền vững trở thành yếu tố tạo điều kiện cho các phản ứng chống tham nhũng hiệu quả hơn, bà nói.
Những tiến bộ đáng kể
Trích dẫn “những tiến bộ đáng kể” trong việc sử dụng các công cụ sẵn có, Chủ tịch ECOSOC cho biết, các quốc gia đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, nhận thức đã được nâng cao và các khuôn khổ pháp lý cũng như quy định tốt hơn đã được áp dụng.
Ngoài ra, các bên liên quan đang khai thác tiềm năng của công nghệ thông tin, truyền thông và dữ liệu.
Bà Stoeva cho biết thêm, các nghị viện, người dân cùng xã hội dân sự đang tham gia giám sát rủi ro tham nhũng và các biện pháp chống tham nhũng.
Để giải quyết hiệu quả những thách thức này đòi hỏi phải có những nỗ lực chống tham nhũng bền vững và các cách tiếp cận phù hợp, với sự tham gia của nhiều bên liên quan và kết hợp nhiều hiệp định, quy định pháp luật, công ước quốc tế khác nhau, bà nói.
“Điều quan trọng là phải tăng cường giám sát và đánh giá để cải thiện công tác chống tham nhũng, thu thập bằng chứng về những cải cách hiệu quả và báo cáo về tiến độ thực hiện SDG 16”, theo bà Stoeva.
UN News cho biết, những hiểu biết sâu sắc từ cuộc họp đặc biệt này sẽ cung cấp thông tin đầu vào cho các cuộc họp sắp tới, bao gồm Hội nghị Thượng đỉnh SDG tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York vào tháng 9 và Hội nghị SDG 16, sẽ diễn ra tại Rome (Ý) vào tháng 5.
Phát biểu tại cuộc họp đặc biệt, Đại sứ Ý tại Liên hợp quốc Maurizio Massari - người cũng là Phó Chủ tịch ECOSOC (nhiệm kỳ đến tháng 7/2023) một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của việc cải thiện quản trị toàn diện và chống tham nhũng.
"Hợp phần này của SDG16 hoàn toàn là chìa khóa để đạt được toàn bộ mục tiêu của năm 2030", ông nói.
Theo ông Massari, Ý đang thúc đẩy Mục tiêu 16 như một nhân tố hỗ trợ chính cho các SDG, ở cấp quốc gia và quốc tế, cả trong chính sách và hành động...
Hội nghị ở Rome vào cuối tháng 5 này sẽ thảo luận thêm về vai trò của mục tiêu 16 "như một kim chỉ nam để điều hướng các cuộc khủng hoảng đan xen” và sẽ bao gồm một chủ đề phụ cụ thể về xây dựng lại niềm tin vào các thể chế công thông qua “tăng cường trách nhiệm giải trình, tính minh bạch và chống tham nhũng”, theo ông Massari.
Ở cấp quốc gia, kể từ năm 2012, Cơ quan Chống tham nhũng của Ý (ANAC) là cơ quan độc lập phụ trách các chiến lược chống tham nhũng và tính liêm chính của khu vực công thông qua cả hai chức năng giám sát và quản lý.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Trần Lê
Trần Quý
Kim Thành
Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh