Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 06/11/2013 - 09:46
Kỳ họp lần thứ 37 của Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã khai mạc ngày 5/11, tại trụ sở UNESCO tại Paris, Pháp, với sự tham gia của đại diện 195 nước thành viên, 8 nước thành viên liên kết, các nước quan sát viên, các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ.
Ảnh minh họa. (Nguồn: iran-un.org)
Đây là kỳ họp diễn ra hai năm một lần nhằm xác định các phương hướng phát triển cho tổ chức trong trong thời gian tới.
Tại kỳ họp kéo dài đến ngày 20/11, Đại hội đồng sẽ thông qua hai văn bản quan trọng là Chiến lược hành động của UNESCO cho chương trình trung hạn 8 năm (2014-2021) và các chương trình ngân sách đi kèm cho giai đoạn 4 năm (2014-2017).
Theo chương trình, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Ủy ban UNESCO Việt Nam, sẽ có bài phát biểu quan trọng tại phiên họp toàn thể Đại hội đồng vào ngày 8/11.
Theo Đại sứ Việt Nam bên cạnh UNESCO Dương Văn Quảng, tại kỳ họp này, Đại hội đồng cũng sẽ tập trung thảo luận về việc thúc đẩy các nỗ lực nhằm hoàn thành vào năm 2015 các mục tiêu bao trùm được đề ra tại Hội nghị Dakar về chương trình Giáo dục cho tất cả mọi người.
Đại sứ Dương Văn Quảng nói: "Giáo dục chính là chìa khóa thành công trong việc làm thay đổi thế giới cũng như vượt qua thách thức của quá trình toàn cầu hóa. Vì vậy, rất nhiều nước bày tỏ sự quan tâm đến vai trò của UNESCO trong việc nâng cao vai trò của giáo dục, nhất là vấn đề tiếp tục chính sách giáo dục cho tất cả mọi người sau năm 2015."
Ngoài ra, Đại hội đồng sẽ thảo luận các biện pháp nhằm đảm bảo phát triển giáo dục bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường và bảo tồn văn hóa.
Về cơ cấu tổ chức, Đại hội đồng sẽ tiến hành thông qua chức danh Tổng giám đốc UNESCO trên cơ sở giới thiệu của Hội đồng chấp hành. Tại phiên họp Hội đồng chấp hành diễn ra từ ngày 24/9 đến ngày 11/10 vừa qua tại Paris, bà Bokova, đương kim Tổng Giám đốc UNESCO đã tái đắc cử nhiệm kỳ 2013-2017.
Bà được đánh giá là nhà lãnh đạo năng động, được tín nhiệm, luôn lắng nghe ý kiến các nước thành viên, có khả năng tập hợp các nước nhằm tiếp tục tiến hành các cải cách sâu rộng, phát huy hơn nữa vai trò của UNESCO trong thời gian tới.
Ngoài ra, Đại hội đồng cũng sẽ bầu các thành viên của các ủy ban chuyên môn, đặc biệt là các Ủy ban Giáo dục, Văn hóa, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, Truyền thông và Thông tin; bầu mới một nửa số các nước thành viên Hội đồng chấp hành và bầu Chủ tịch Hội đồng chấp hành.
Trong khuôn khổ kỳ họp lần thứ 37 của Đại hội đồng UNESCO sẽ diễn ra Hội nghị toàn thể lần thứ 19 của Công ước Di sản văn hóa và thiên nhiên để xem xét lại nội quy công ước và bầu bổ sung 12 thành viên của Ủy ban liên chính phủ về di sản. Đây là cuộc bầu cử quan trọng do Việt Nam là một trong 25 nước ứng cử để được bầu là thành viên của Ủy ban, và Việt Nam là nước có nhiều di sản văn hóa vật thể và thiên nhiên.
Trong bối cảnh khó khăn về tài chính do một số nước, đặc biệt là Mỹ đã ngừng đóng tiền niên liễm sau khi UNESCO bỏ phiếu thông qua tư cách thành viên cho Palestine cách đây hai năm, tổ chức này đang gấp rút tiến hành một số cải cách nhằm tìm ra các giải pháp vượt qua khủng hoảng như lập quỹ đặc biệt kêu gọi các nước thành viên hỗ trợ tài chính thêm cho tổ chức ngoài phần đóng góp thông thường; kêu gọi các nước thành viên sớm đóng tiền niên liễm các năm 2013-2014 ; tiết kiệm các chi phí hành chính ; kêu gọi các nước thành viên tự nguyện đảm đương các hoạt động của UNESCO tại nước mình.
Hưởng ứng lời kêu gọi của UNESCO, với tư cách là thành viên tích cực đồng thời thể hiện tình cảm, sự quyết tâm ủng hộ của mình đối với UNESCO, Việt Nam đã tổ chức vào tháng 6/2012 tại Thanh Hóa Hội nghị tham vấn khu vực các quốc gia thành viên và các ủy ban quốc gia UNESCO tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương để chuẩn bị cho Đại hội đồng lần thứ 37. 80 đại biểu đến từ 34 Ủy ban quốc gia UNESCO tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã tham dự hội nghị.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà