Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Vén màn bí ẩn trong cuộc sống 5 năm ẩn náu ở Pakistan của Bin Laden

Thứ ba, 19/05/2015 - 15:19

Khi Mỹ tìm thấy Osama bin Laden đang ẩn náu sau một tòa nhà kín cổng cao tường, cách một học viện quân sự của Pakistan chỉ 1km, nhiều câu hỏi đã hình thành quanh việc cơ quan tình báo nước này (ISI) đã biết về việc trùm khủng bố lẩn trốn ngay trong sân sau nhà mình.

Lực lượng an ninh Pakistan phá dỡ ngôi nhà mà trùm khủng bố Osama bin Laden từng ẩn náu ở Abbottabad. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Phóng viên Seymour Hersh gần đây viết rằng cuộc đột kích của lực lượng SEAL thuộc Hải quân Mỹ đã không diễn ra đơn phương như báo chí đưa tin.

Thay vì thế, Hersh đánh giá nhiệm vụ được ủng hộ mạnh mẽ từ chỉ huy quân đội Pakistan và lãnh đạo ISI, sau khi Mỹ đe dọa sẽ tiết lộ việc ISI che giấu Bin Laden trong ít nhất 5 năm.

Các phóng viên và chuyên gia đã chất vấn nhiều nguồn tin không có sức nặng, xuất hiện trong câu chuyện của Hersh.

Husain Haqqani, đại sứ Pakistan ở Mỹ vào thời điểm diễn ra cuộc đột kích diệt Bin Laden hồi tháng 5/2011, viết rằng các tuyên bố của Hersh về vai trò của Pakistan là khó chấp nhận.

Pakistan dùng Bin Laden như tài sản tình báo

Nhưng dù câu chuyện của Hersh không đáng tin, nhiều thông tin được tung ra suốt mấy năm gần đây đã chỉ ra việc ISI tham gia che giấu Bin Laden. Trong các thông tin đó, đáng chú ý gồm có một bài viết đăng trên tờ New York Times vào tháng 3/2014.

Trong bài viết, phóng viên Carlotta Gall cho hay một quan chức Pakistan đã kể với cô rằng Mỹ "có chứng cứ trực tiếp về việc lãnh đạo ISI, Thiếu tướng Ahmed Shuja Pasha, biết về sự hiện diện của Bin Laden ở Abbottabad."

Gall gần đây viết tiếp rằng cô nhận tin từ "một nhân vật cao cấp trong tình báo Pakistan cho hay ISI đã che giấu Bin Laden và còn điều hành một văn phòng chuyên khai thác ông này như một vũ khí tình báo."

Năm 2011, New York Times đưa tin rằng một chiếc điện thoại lính Mỹ tìm thấy trong cuộc đột kích Abbottabad, thuộc về người đưa tin mà Bin Laden tin cẩn nhất, có chứa số điện thoại liên lạc tới Harakat-ul-Mujahedeen. Đây là một nhóm chiến binh, cũng là tài sản quân sự của ISI, đã được cho phép hoạt động ở Pakistan suốt 20 năm qua.

Gall cũng cho biết nhiều tài liệu viết tay, thư từ và hồ sơ máy tính thu được từ nơi ở của Bin Laden tại Abbottabad cho thấy "sự hợp tác thường xuyên" giữa Bin Laden và các lãnh đạo quân sự, những người được ISI bảo vệ và rất trung thành với lực lượn gnày.

Một cựu quan chức tình báo Pakistan cũng nói với Gall rằng nơi ở của Bin Laden ở Abbottabad không phải không gây chú ý. Nhiều người dân địa phương thấy tòa nhà này rất "kỳ lạ." Giới chức tình báo hẳn đã kiểm tra nếu họ muốn, nhất là khi tòa nhà "kỳ lạ" đó lại nằm gần một học viện quân sự.

Chính quyền Pakistan đã mạnh mẽ bác bỏ thông tin họ biết Bin Laden đang ẩn náu ở Abbottabad, chưa nói tới việc được ISI bảo vệ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn nghi ngờ tuyên bố của Pakistan.

"Nếu cơ quan tình báo Pakistan không hề biết về sự hiện diện của Bin Laden khi ông ta ở quá gần một cơ sở tới vậy, họ sẽ bị xem là thiếu năng lực hoặc tự tin quá mức vào năng lực của mình,” Hasan Askari Rizvi, một nhà phân tích ở Lahore, cho tờ New York Times biết vào năm 2001.

“Nếu họ biết về sự hiện diện của ông ta, nhưng không hành động gì, sẽ có một câu hỏi được đặt ra quanh chương trình chống khủng bố của các cơ quan an ninh Pakistan,” ông cho biết thêm.

Sẽ khó có đáp án chính xác

John O. Brennan, cố vấn chống khủng bố của Tổng thống Barack Obama vào thời điểm xảy ra vụ đột kích Abbottabad hồi năm 2011, cho hay ông không tin Bin Laden chẳng nhận được sự hỗ trợ nào, tại một đất nước đã để ông ta sống ở đó suốt thời gian dài.

Khả năng ISI hỗ trợ Bin Laden càng dễ xảy ra, do trong 30 năm qua, cơ quan này đã triển khai chiến lược bảo vệ các nhóm chiến binh và sử dụng chúng làm vũ khí tình báo, lực lượng đệm để giành lợi thế trước các nhóm cực đoan ở Afghanistan.

Gall nói rằng khu nhà Bin Laden và các "nhà an toàn" khác giống thế thường được ISI sử dụng để thẩm vấn, biệt giam và quản thúc nhằm bảo vệ lãnh đạo các nhóm chiến binh bị cấm hoạt động. Cảnh sát thường được yêu cầu không làm phiền tới các khu nhà này, vì họ sẽ gây ảnh hưởng tới hoạt động an ninh quốc gia.

Haqqani kết luận rằng có người ở Pakistan đã bảo vệ Bin Laden từ năm 2006 tới năm 2011.

Dù bác bỏ thông tin cho rằng ISI biết rõ nơi ẩn náu của Bin Laden, Haqqani kết luận sự "thất bại của cả Washington và Islamabad trong việc đưa ra câu chuyện rõ ràng, về điều gì thực sự diễn ra trong những năm dẫn tới vụ đột kích Abbottabad" đã tạo điều kiện để các câu chuyện như kiểu của Hersh xuất hiện.

Nhìn chung, vẫn còn nhiều bí ẩn không dễ chịu quanh việc Islamabad đã biết tới đâu về sự hiện diện của Bin Laden và vì sao Mỹ không bao giờ giải thích rằng ai ở Pakistan đã chứa chấp trùm khủng bố.

Về phần mình, Haqqani tin rằng tất cả chúng ta sẽ không bao giờ có đáp án chính xác cho các bí ẩn vì cả Islamabad lẫn Washington đều không hứng thú với việc "đánh thức những con chó đang say ngủ"./.

Theo Linh Vũ/TTXVN

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm