Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 03/01/2011 - 15:08
(Thanh tra)-Ngày 30.11.2010, Tòa án tối cao Mỹ bắt đầu phiên xử về những vi phạm hiến pháp trong các nhà tù tại bang California.
Đây là những vi phạm về số lượng tù nhân cũng như điều kiện chăm sóc người bị giam trong các nhà tù, trại cải tạo, mà ngay cả các quản giáo cũng thừa nhận. Nếu không có gì thay đổi, Tòa án tối cao sẽ ra phán quyết buộc chính quyền bang California phải dỡ bỏ các nhà tù như thế.
Từ hai thập niên qua, tình trạng quá tải của các nhà tù ở California luôn là vấn đề gây đau đầu giới cầm quyền, bởi California là bang có hệ thống nhà tù lớn nhất nước Mỹ. Hệ thống này trong cùng một thời điểm có thể giam giữ 70.000 người. Thế nhưng theo thống kê chính thức, hệ thống nhà tù này hiện đang giam giữ đến 147.000 người. Điều này đồng nghĩa với việc số tù nhân gấp đôi so với số chỗ mà nhà tù có thể đáp ứng.
Kết quả là trên thực tế, buồng giam rộng 5 mét vuông thay vì chỉ giam một người, nhiều lúc phải chứa hai, thậm chí đến ba người. Hơn thế, nhiều lúc không đủ chỗ nên chính quyền phải dùng phòng tập thể dục, nơi sinh hoạt chung để làm chỗ giam giữ. Các chuẩn mực về vệ sinh, môi trường bị phá vỡ. Bệnh viện nhà tù, nơi hỗ trợ tù nhân về khám chữa bệnh đang trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết.
Với điều kiện giam giữ như thế, trong vòng 20 năm qua, chính quyền bang California luôn phải đối mặt với hàng loạt các vụ kiện cáo từ phía tù nhân. Bản chất của các vụ kiện này là các nhà tù của bang California đã vi phạm Điều 8 đã được tu chính của Hiến pháp Mỹ. Trong đó quy định rằng, bất cứ công dân Mỹ nào cũng không thể bị trừng phạt thô bạo hay đối xử với những hình thức bất bình thường.
Đơn khởi kiện đầu tiên là vào năm 1990 chỉ mang tính cá nhân, nhưng đến năm 2001 đã xuất hiện đơn kiện tập thể. Từ đó đến nay, các cấp tòa bằng các phán quyết của mình luôn toan tính buộc chính quyền bang Califonia phải giải quyết tình trạng quá tải này. Tòa án các cấp đều có một nhận định chung là chính sự quá tải là gốc rễ gây nên những vi phạm hiến pháp như không tuân thủ điều kiện vệ sinh môi trường, không có khả năng đáp ứng như cầu được khám và chữa bệnh của tù nhân, không đủ các quản tù trong trại giam…
Dù vậy, chính quyền bang California đã không thể làm gì. Trong khi lệnh ân xá rất hạn chế, thì ngày càng có nhiều tù nhân mới khiến tình trạng càng thêm quá tải. Vào năm 2006, Thống đốc bang California - ông Arnold Schwarzenegger, đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp đối với tình trạng quá tải này. Sau đó, các nguyên đơn đã thông qua ba cấp tòa để thành lập một tổ chức chuyên ngành buộc chính quyền phải phóng thích bớt tù nhân.
Tổ chức chuyên ngành này được thành lập vào năm 2007 và hầu như sau hai năm thanh tra các nhà tù, các trại giam đã đưa ra một thông báo cho biết, trong vòng 2 năm, đến năm 2009, chính quyền bang California cần phải phóng thích 46.000 tù nhân, để giảm số tù nhân hiện có xuống còn 137%. Chính vì điều này mà vào tháng 01.2010, chính quyền California lại kiện tổ chức chuyên ngành nêu trên lên tòa án tối cao.
Vào ngày 30.11.2010, Tòa án tối cao Mỹ bắt đầu phiên xử về những vi phạm hiến pháp trong các nhà tù tại bang California. Phán quyết cuối cùng theo nhiều nhà chuyên môn về tư pháp có lẽ phải chờ đợi trong khoảng thời gian xuân - hè năm 2011. Tòa án tối cao sẽ phải khẳng định hoặc phủ nhận phán quyết hồi năm 2009 (phải phóng thích bớt tù nhân). Bước đầu cho thấy, các phiên xét xử sẽ rất khó khăn bởi 9 vị trong bồi thẩm đoàn chưa có sự thống nhất. Tại phiên xét xử đầu tiên bồi thẩm đã chia thành hai phe đối lập.
Đã có 5 vị trong bồi thẩm nhất trí với nhau rằng, trong vòng 20 năm qua, chính quyền bang California không hề làm gì để giải quyết tình trạng quá tải trong các nhà tù. Và như thế các cơ quan hành pháp liên bang cần buộc chính quyền bang này phải có những biện pháp để cải thiện tình hình. 4 vị bồi thẩm còn lại cho rằng, nếu buộc phải phóng thích 46.000 tù nhân như dự kiến trước đây sẽ là bước đi hợp lý.
Tuy nhiên một vài vị bồi thẩm cũng tỏ ý lo lắng, nếu phóng thích số lượng lớn tù nhân sẽ gây mất ổn định tình hình xã hội. Hơn nữa, chi phí để điều tra, tái truy tố tội phạm, thuê luật sư có thể sẽ làm cho tình hình kinh tế vốn dĩ chưa ổn định càng trở nên tồi tệ hơn. Nói cách khác, nguồn tài chính để thực hiện các biện pháp bổ sung như tuyển thêm quản giáo, khắc phục tình trạng y tế tồi tệ trong tù sẽ không có. Tiến hay lùi đang là những trở ngại lớn đối với ông Arnold Schwarzenegger và chính quyền bang California.
Nhật Linh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024PV
Lâm Ánh
Thanh Giang
P. B
Thu Huyền
Nguyễn Điểm
Nam Dũng
Trần Quý
Chính Bình
Trung Hà
Trần Quý
PV