Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 10/12/2011 - 18:54
(Thanh tra) - Kinh tế tại các nước phát triển đang gặp khó khăn do khủng hoảng và đang mất đi ánh hào quang. Trong khi đó, các quốc gia BRICS đang phát triển nhanh và đóng góp lớn cho nền kinh tế thế giới. Khi trật tự quốc tế mới đang hình thành, BRICS sẽ trở thành lực lượng mới nổi lên cần được quan tâm.
Quyền lợi của các nước BRICS thật khác nhau
BRICS…
Từ đầu thế kỷ 21, xung đột tiềm năng ngày càng rõ ràng hơn, các cuộc khủng hoảng ảnh hưởng đến tình hình kinh tế và chính trị quốc tế đang ngày càng thêm nghiêm trọng.
Mặc dù không nổ ra chiến tranh toàn cầu, nhưng các cuộc xung đột quân sự khu vực chưa bao giờ ngưng. Sau cơn bão tài chính châu Á, là khủng hoảng tài chính toàn cầu do vỡ tín dụng tại Hoa Kỳ. Và trong lúc đang có hy vọng về một kết thúc cuộc khủng hoảng này, thì khủng hoảng nợ châu Âu bắt đầu lây lan.
Trong bối cảnh thế giới đang gặp khó khăn về chính trị và kinh tế, các nước mới nổi Brazil, Ấn Độ, Nga và Trung Quốc với nguồn tài nguyên đặc biệt, cùng dân số và những lợi thế về thị trường, nắm bắt cơ hội, và tăng cường nhiều cho vị thế quốc gia của họ.
Bốn quốc gia BRIC - Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc giống như một đội tàu chiến lướt sóng qua các châu lục. Sau khi Nam Phi gia nhập nhóm, BRICS tiếp tục mở rộng ảnh hưởng của họ.
Các quốc gia khác thuộc BRICS đang có những tiến bộ nhanh chóng. Tăng trưởng GDP hàng năm của Ấn Độ là hơn 6,5%. Nga đã thức tỉnh sau giai đoạn “sốc”. GDP của Brazil hiện đứng đầu Nam Mỹ.
42% dân số thế giới, và 30% lãnh thổ trên toàn cầu thuộc các nước nhóm BRICS. Dự kiến đến năm 2015, GDP của BRICS sẽ đạt 22% trong tổng GDP toàn cầu.
Với sự phát triển kinh tế mạnh của mình, BRICS nhiều khả năng sẽ đóng một vai trò lớn hơn trên trường quốc tế.
Và những nhận định
Mười năm là khoảng thời gian rất ngắn so với lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, kinh tế và chính trị thế giới đã trải qua thăng trầm vô cùng lớn. Cùng thời gian này, các nhà kinh tế, các chuyên gia về học thuyết cũng bắt đầu có những để mắt đến khái niệm “BRICS”.
Cho dù sức mạnh đang lên của Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi được phỏng đoán sẽ càng ngày càng gia tăng, nhưng giáo sư Joseph Nye, nhà tư tưởng đối ngoại nổi tiếng từ Đại học Harvard, tác giả học thuyết “sức mạnh mềm” không tin rằng 5 nền kinh tế đang nổi lên có thể lập thành một khối thống nhất, mà sẽ chỉ là một khối có liên kết lỏng lẻo vì có nhiều lợi ích khác nhau.
Giáo sư Joseph Nye cho rằng, từng cá nhân,Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil sẽ đóng vai trò rất quan trọng. Nhưng Nga không thực sự thuộc về nhóm này. Nga là một quyền lực đang đi xuống chứ không phải đang lên. Khi chúng ta đi vào chi tiết, quyền lợi của các nước này thật khác nhau.
Ví dụ, vai trò Trung Quốc ở Đông Á thường bị xem là thách thức cho sự có mặt của Hoa Kỳ ở Biển Đông. Brazil cũng muốn có ảnh hưởng ở Nam Mỹ. Ngoài ra, còn có những khác biệt sâu sắc về lợi ích, chẳng hạn Ấn Độ và Trung Quốc. Ấn Độ rất hài lòng khi có quan hệ tốt với Hoa Kỳ để cân bằng sức mạnh đang lên của Trung Quốc….
Trả lời câu hỏi: Sự trỗi dậy của BRICS chủ yếu mang tính kinh tế. Làm thế nào các nước đó gia tăng “sức mạnh mềm”? Giáo sư Joseph Nye nói, vài nước trong đó đã có sức mạnh mềm, và muốn tăng cường nó. Sức mạnh mềm của Brazil đến từ văn hóa và thành công. Trung Quốc đã đầu tư hàng tỷ USD cho mục đích tăng cường sức mạnh mềm. Nhưng Brazil và Ấn Độ có lợi thế là nền dân chủ, và nhờ đó mà sử dụng được xã hội dân sự tạo ra sức mạnh mềm. Ví dụ, công nghiệp điện ảnh Bollywood của Ấn Độ rất ấn tượng.
Nói về khả năng tranh thủ “lấp đầy” của BRICS khi khủng hoảng ở Liên hiệp châu Âu sẽ tạo ra khoảng trống, theo giáo sư Joseph Nye, dù chuyện gì xảy ra cho đồng euro, thì các nước đang lên cũng chỉ gia tăng được ảnh hưởng thôi. Nếu đồng euro sụp đổ, hiệu ứng đầu tiên của nó có lẽ là làm đồng USD mạnh lên, chứ không phải bất kỳ đồng tiền nào.
Kỳ Sơn
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình