Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 06/12/2017 - 06:35
(Thanh tra)- Hàng nghìn người, trong đó có cả các quan chức làm việc cho Bộ Tư pháp, đã tổ chức biểu tình trên các đường phố lớn nhằm phản đối bộ luật mới cho phép các cá nhân bị kết án hình sự ứng cử vào chức Tổng thống tại Romania.
Ảnh minh họa
Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý Chống Tham nhũng Quốc gia Romania (DNA), chỉ tính riêng năm 2014, hơn 1.000 quan chức đã bị khởi tố, trong đó có cựu Thủ tướng Adrian Nastase. Năm 2015, Thị trưởng TP Bucharest Sorin Oprescu và cựu Thủ tướng Victor Ponta cũng bị đưa ra xét xử.
Và chẳng có gì ngạc nhiên trước những can thiệp nhằm làm suy yếu DNA để bảo vệ lợi ích cá nhân của giới chức cầm quyền đang dính án tham nhũng. Tuy nhiên, sự can thiệp này vấp phải phản đối của dân chúng từ các cuộc biểu tình quy mô lớn đã diễn ra vài lần trong năm nay. Đỉnh điểm là tháng 2/2017, hàng trăm nghìn người đã tổ chức biểu tình để phản đối nghị định mà ông Liviu Dragnea - người đứng đầu đảng Dân chủ (PSD), một trong những quan chức dính đến các vụ tham nhũng hiện đang chạy đua vào chức Tổng thống, cho phép những người dính líu đến các tội hình sự vẫn có thể chạy đua vào chức Tổng thống. Kết thúc cuộc biểu tình, nghị định nói trên đã buộc phải bị hủy bỏ ngay sau đó.
Tính minh bạch ở Romania rõ ràng là một mối quan tâm đặc biệt của Liên minh châu Âu (EU). Sự bế tắc của các công tố viên Romania hiện nay đã phản ánh một phần văn hóa chính trị của nước này. Nhiều người dân Romania tỏ ra thất vọng với chế độ bầu cử và hy vọng những cải cách luật pháp sẽ góp phần tạo ra một cuộc sống tốt đẹp và thịnh vượng hơn trong tương lai.
Kể từ khi cùng tham gia EU vào năm 2007, những biện pháp cải cách tư pháp và khắc phục tham nhũng của Bulgaria và Romania không ngừng bị đem ra so sánh. Mặc dù được hưởng những quyền lợi như nhau nhưng những nhà lãnh đạo Bulgaria dường như gặp khó khăn hơn. Hơn nữa, dân số Bulgaria ngày càng giảm và già hóa, cuộc sống dân chúng phụ thuộc nhiều vào các công ty Nhà nước. Dẫu vậy, hàng nghìn người dân nước này vẫn tổ chức biểu tình trong nhiều tháng liền trước khi lật đổ được chính quyền vào năm 2013. Tuy nhiên đó chỉ là hành động tự phát.
Sở hữu “thị trường tài chính đen” lớn nhất châu Âu, mỗi năm Bulgaria thiệt hại từ 14 - 22% GDP (tương đương từ 7,3 - 11,4 triệu USD) và 1 tỷ euro ngân sách Nhà nước do tham nhũng.
Theo Ngân hàng Thế giới, trước khủng khoảng tài chính toàn cầu, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hàng năm vào Bulgaria và Romania là tương đương nhau. Sau giai đoạn sụt giảm mạnh từ năm 2008, nếu như lượng vốn FDI đã phục hồi một cách mạnh mẽ và liên tục ở Romania và lên mức 5,37 tỷ USD vào năm 2016 thì Bulgaria lại cho thấy viễn cảnh ngược lại. Chỉ có 1,27 tỷ USD vốn FDI được đầu tư vào thành phố Sofia trong năm 2016 - mức thấp nhất kể từ năm 2002. Đặc biệt trong năm 2009, sự sụp đổ của 2 ngân hàng cùng những khoản lợi ích cho nhà đầu tư không đổi trong thời gian dài đã khiến cho một số công ty nước ngoài chán nản và trì hoãn việc tái đầu tư vào nước này. Dòng vốn FDI vì thế mà giảm mạnh.
Việc cải cách luật pháp được hi vọng sẽ tạo ra một bước tiến lớn trong việc cải thiện môi trường đầu tư. Nhờ những tác động từ bên ngoài, hiện Bulgaria vươn lên xếp thứ 110/138 nước về độc lập tư pháp và đứng thứ 115 về quyền sở hữu. Đây được coi như một tín hiệu đáng mừng có thể trấn an các nhà đầu tư.
Việc chịu ảnh hưởng từ Cơ chế Hợp tác và Xác minh (CVM) của EU ít nhiều đã khiến cho các nhà lãnh đạo 2 nước cảm thấy áp lực trong suốt hơn 10 năm kể từ khi trở thành thành viên. Như vậy, việc cải thiện luật pháp không chỉ để tuân thủ CVM mà còn đảm bảo việc đối xử công bằng giữa 2 nước và thu hút được vốn đầu tư nước ngoài.
Võ Như Uyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền