Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Quan Trung Quốc có 326 nhà, "mang" sông đặt cạnh biệt thự

Thứ hai, 17/07/2017 - 08:48

Nguyên Bộ trưởng Công an Trung Quốc sở hữu hơn 300 căn nhà, 16 tỉ USD sau thời gian dài tham nhũng và nhận hối lộ quy mô lớn, theo báo chí Trung Quốc.

Chu Vĩnh Khang thời đương chức.

Đào sông phá thế đất "hãm"

Con sông chảy đằng sau nhà Chu Vĩnh Khang.

Làng Tây Tiền Thủ, thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc là một ngôi làng nghèo như trăm ngàn ngôi làng truyền thống khác ở quốc gia đông dân nhất thế giới. Trước khi ngôi làng này được một “vị cứu tinh” ra tay giúp, đường sá đi lại hết sức vất vả. Mất tới nửa ngày đường, người dân từ làng mới có thể đi ra ngoài và giao thương với các khu vực khác.

Con đường 6 làn dẫn vào làng Tây Tiền Đầu.

Tại làng Tây Tiền Thủ có một con mương chết và theo người dân ở đây, nó là vật cản trở “phong thủy, long mạch” của làng. Chính điều này khiến ngôi làng không thể phát triển kinh tế. Tin tức này đến tai Chu Vĩnh Khang, người khi đó là Bộ trưởng Công an, một người con từ làng Tây Tiền Đầu gần đó.

Hàng chục máy xúc, máy đào được huy động và chỉ trong thời gian ngắn, con mương chết ngày nào chuyển mình thành khúc sông thơ mộng với liễu rủ đôi bờ. Con đường đi vào ngôi làng còn được Chu Vĩnh Khang yêu cầu xây dựng lại thành 6 làn xe rộng rãi. Cuộc sống người dân cũng đổi thay nhanh chóng nhờ cơ sở hạ tầng được làm mới.

Ngôi nhà đậm tính “phong thủy”

Căn nhà của Chu Vĩnh Khang nhìn từ trên cao.

Tại làng Tây Tiền Đầu, Chu Vĩnh Khang cho xây dựng hai ngôi nhà, một căn ở phía đông con sông mới đào, căn còn lại cho em trai Chu Nguyên Thanh sống. Ngôi nhà của Chu Vĩnh Khang chỉ rộng chừng 170m2 nhưng được thiết kế rất cầu kỳ, tinh tế. Trước cửa là 2 cây long não rất to mà cả làng không nhà nào có. Đằng sau ngôi nhà là con sông xanh hiền hòa.

Căn nhà xây dựng theo kiến trúc vùng đất Giang Tô xưa, với tường trắng và ngói xám. Căn nhà lắp camera dày dặc và thường xuyên đóng cửa im ỉm. Báo Tin tức Giang Tô cho biết năm 2010, Chu Vĩnh Khang từng mời thầy cúng về xem nhà. Ông thầy cúng nói rằng 4 ngôi mộ trong nhà của  Chu Vĩnh Khang đang khiến đường quan lộ của ông bị chặn đứng. Nghe lời thầy cúng, Chu Vĩnh Khang sửa sang lại 4 ngôi mộ, cho lắp bia mới, trồng thêm 4 cây long não và chỉnh trang vườn tược.

4 ngôi mộ trong sân vườn.

Hàng xóm cho biết gia đình Chu Vĩnh Khang đón tiếp khách thường xuyên mỗi giờ. Chỉ trong khi chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của Chủ tịch Tập Cận Bình được thực hiện, ngôi nhà này mới vắng người tới và cuối cùng là chấm dứt hoàn toàn. Gia đình Chu Vĩnh Khang sống rất biết điều với hàng xóm, thường xuyên đóng nhiều tiền cho các hoạt động cộng đồng nhưng đặc biệt không bao giờ giao thiệp với ai. Bên trong căn nhà vẫn là một điều bí ẩn với người xung quanh và cả báo chí.

Chu Vĩnh Khang là ai?

Ông Chu sở hữu tới hơn 300 ngôi nhà.

Chu Vĩnh Khang  sinh năm 1942, người gốc Giang Tô, tốt nghiệp khoa khảo sát và thăm dò của Học viện Dầu khí Bắc Kinh. Trong khoảng thời gian 10 năm từ 1960 tới 1970, ông Khang dành hầu hết thời gian cho ngành dầu khí. Tới năm 1980, ông là Thứ trưởng ngành dầu khí và tới năm 1996 trở thành Tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc.

Đường quan lộ của Chu Vĩnh Khang được đánh giá là tương đối bằng phẳng khi tới năm 1998, ông là Bộ trưởng Bộ tài nguyên và sau đó một năm là bí thư đảng ủy tỉnh Tứ Xuyên. Thời gian từ năm 2002-2007, Chu Vĩnh Khang  là Bộ trưởng Công an. Trong Bộ chính trị, Chu Vĩnh Khang có thứ hạng thấp nhất trong ban thường vụ nhưng điều này không phản ánh quyền lực thực  tế của ông ta.

Cây long não trước cửa.

Tháng 8.2013, Chu Vĩnh Khang  bị điều tra sau chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của ông Tập Cận Bình. Chiến dịch này tập trng điều tra hành vi tham ô của bí thư tỉnh Trùng Khánh Bạc Hi Lai và Chu Vĩnh Khang được xem là một mắt xích quan trọng trong quá trình tham nhũng của Bạc. Tờ Daily Beast của Anh nhận định: “Đây là lần đầu tiên sau 20 năm có một ủy viên ban thường vụ Bộ chính trị bị điều tra hình sự”.

Trong lần khám nhà của Chu Vĩnh Khang tại nhiều tỉnh thành, kết quả công bố khiến không ít người dân Trung Quốc choáng váng. Chu Vĩnh Khang và người thân sở hữu 326 tòa nhà, trị giá 1 tỉ 769 triệu nhân dân tệ ở 12 thành phố lớn, trong đó có Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến, Quảng Châu. Số vàng Chu Vĩnh Khang  sở hữu là 47 kg, tiền mặt hơn 150 triệu tệ và gần 3 triệu USD.

Camera giám sát ngày đêm.

55 bức tranh cổ và thư pháp quý của Chu Vĩnh Khang có giá thị trường là 1 tỉ nhân dân tệ. Ông ta còn sở hữu 62 ô tô các loại, trong đó có nhiều siêu xe đắt tiền và xe quân sự đặc chủng. Chu Vĩnh Khang  thậm chí còn có 1 “kho” vũ khí với 27 khẩu súng, gồm 15 súng ngắn của Trung Quốc sản xuất, 12 súng ngắn của châu Âu và 11 ngàn viên đạn. Nguyên Bộ trưởng Công an có trong tay 947 tài khoản trong nước và 117 tài khoản quốc tế.

Theo thống kê ban đầu, tổng số tiền mà Chu Vĩnh Khang vơ vét trong thời gian làm quan chức là 100 tỉ nhân dân tệ (khoảng 16 tỉ USD).

Tháng 11.2015, Chu Vĩnh Khang  bị tòa án trung cấp số 1 tỉnh Thiên Tân tuyên án tù chung thân vì tội nhận hối lộ, tham nhũng và lạm dụng quyền hành. Đây là quan chức cao cao cấp nhất bị “hạ gục” trong chiến dịch diệt trừ tham nhũng của ông Tập Cận Bình. Trước vành móng ngựa, Chu Vĩnh Khang nhận hết tội lỗi và nói sẽ không kháng cáo.

Đối với quan tham Trung Quốc bị truy bắt trong chiến dịch “Đả hổ diệt ruồi”, số tiền tham nhũng không chỉ dành để mua đồ đạc, siêu xe, trang sức mà phần lớn để xây biệt phủ hoành tráng. Loạt bài sau đây điểm tên những quan tham sở hữu biệt phủ hoành tráng bậc nhất Trung Quốc từng sa lưới.

Theo Q.Minh/Dân Việt

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm