Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 02/04/2016 - 06:35
(Thanh tra)- Mấy ngày qua, liên tiếp nhiều tập đoàn khổng lồ trên thế giới bị cáo buộc, bị điều tra vì nghi ngờ liên quan đến tham nhũng, hối lộ trong hoạt động kinh doanh.
Cơ quan tư pháp Brazil đang điều tra Alstom hối lộ để bán 288 toa tàu đường sắt ở TP Sao Paulo. Ảnh: Keystone
Ngày 31/3, Viện Kiểm sát TP Milan (phía Bắc Italya) và Viện Kiểm sát Chống gian lận Quốc gia Hà Lan đã cùng phối hợp với nhau đồng loạt mở cuộc điều tra đối với “gã khổng lồ” dầu khí Shell vì nghi ngờ có hành vi tham nhũng trong hoạt động kinh doanh tại Nigeria, đặc biệt là đối với hợp đồng mua bán mỏ dầu mang mã số Opl-245 ở Nigeria.
Để cuộc điều tra này được hiệu quả hơn, 2 Viện Kiểm sát nói trên cũng đã thống nhất thành lập một nhóm điều tra chung gồm 50 cảnh sát, kiểm sát viên, và công việc đầu tiên của nhóm điều tra chung là tiến hành khám xét trụ sở của Shell tại TP La Haye (Hà Lan).
Theo thông tin từ Viện Kiểm sát TP Milan, cuộc điều tra Shell nằm trong khuôn khổ cuộc điều tra liên quan đến hành vi “tham nhũng quốc tế” của Tập đoàn Năng lượng Italya ENI.
Từ năm 2014, ENI và nhiều lãnh đạo cấp cao của tập đoàn này đã bị cơ quan tư pháp Milan điều tra, xét hỏi liên quan đến việc mua bán mỏ dầu Opl-245 ở Nigeria của ENI và Shell, với tổng giá trị là 1,29 tỷ USD, trong đó Shell đóng góp 200 triệu USD.
Còn tại Anh, ngày 30/3, Terence Watson - Chủ tịch Tập đoàn Alstom (Pháp) Chi nhánh tại Anh (còn gọi là Công ty Alstom Network UK) đã phải từ chức, sau gần 1 năm bị Cơ quan Điều tra phòng, chống tội phạm kinh tế Anh (SFO) điều tra và đã có bằng chứng sơ bộ cho thấy Alstom Network UK có hành vi tham nhũng, hối lộ để bán các toa tàu cho dự án hệ thống tàu điện ngầm ở TP Budapest (Hungary) hồi những năm 2000.
Không chỉ phải từ chức, dự kiến đến ngày 5/4 tới, Terence Watson sẽ còn phải ra đối chất trước tòa sơ thẩm quận Westminster (TP London, Anh), giải trình về hành vi tham nhũng, hối lộ trong suốt quãng thời gian từ năm 2003 - 2008 nhằm giành được những hợp đồng bán toa tàu điện ngầm cho TP Budapest.
Như vậy, Terence Watson là quan chức lãnh đạo thứ 3 của Alstom bị cơ quan tư pháp Anh điều tra, xét xử vì bê bối tham nhũng. Trước đó, đã có 1 lãnh đạo người Pháp và 1 lãnh đạo người Anh của Alstom bị giám sát, và dự kiến sẽ bị đưa ra xét xử tại Anh vào tháng 5/2017.
Liên quan đến Tập đoàn Alstom (Pháp), ngày 29/3, cơ quan tư pháp Brazil đã ra thông báo chính thức mở cuộc điều tra đối với 5 quan chức của Alstom vì cáo buộc hối lộ, “đi đêm” với các quan chức liên quan của Brazil nhằm giành được hợp đồng bán 288 toa tàu cho tuyến đường sắt ở TP Sao Paulo (TP lớn nhất Brazil, thuộc bang Sao Paulo, Đông Nam Brazil). Trong số 5 quan chức Alstom bị điều tra thì có Antonio Oporto Del Olmo (người Tây Ban Nha - cựu Chủ tịch Alstom Brazil) và Cesar Ponce de Leon (cũng người Tây Ban Nha, Phó Chủ tịch Alstom Brazil).
Marcelo Mendroni - Trưởng Nhóm G1 (Nhóm Kiểm sát viên đặc biệt chống lại các hành vi gian lận kinh tế của Brazil, trực thuộc Viện Kiểm sát Tối cao Brazil) cho biết, cùng bị điều tra liên quan đến vụ bê bối của Alstom tại Brazil còn có ít nhất 7 quan chức lãnh đạo của các tập đoàn lớn trên thế giới có chi nhánh ở Brazil, như Bombardier (Canada), Siemens (Đức), Mitsui (Nhật Bản), CAF (Tây Ban Nha) và MGE (Pháp) bị điều tra nghi ngờ có hành vi tham nhũng, hối lộ trong hoạt động kinh doanh ở Brazil.
Tuy nhiên, hiện cơ quan tư pháp Brazil đang tập trung điều tra đối với 2 quan chức của CAF vì nghi ngờ liên quan trực tiếp đến những hành vi sai phạm của Alstom Brazil.
Phản ứng trước hàng loạt cuộc điều tra đối với các quan chức lãnh đạo của Alstom ở nhiều nước khác nhau, đại diện của Tập đoàn Alstom Pháp khẳng định, họ sẵn sàng hợp tác với cơ quan tư pháp của các nước để điều tra rõ ràng những vụ bê bối này.
“Chúng tôi không làm gì sai. Chúng tôi sẵn sàng hợp tác với cơ quan điều tra các nước để điều tra những vụ bê bối liên quan đến các hành vi tham nhũng, hối lộ của lãnh đạo các chi nhánh Alstom ở nước ngoài. Nhưng chúng tôi khẳng định, đó là hành vi sai phạm của cá nhân hay của chi nhánh tại nước ngoài, không phải sai phạm của Tập đoàn Alstom. Alstom có những quy định riêng và tuyệt đối không cho phép, kể cả “ngầm” cho phép đại diện của mình tại nước ngoài làm ăn phi pháp. Họ làm ăn phi pháp là do họ cố tình làm vì lợi ích cá nhân, hoàn toàn không liên quan đến lợi ích chung của Alstom”, một đại diện của Tập đoàn Alstom tại Pháp khẳng định.
Nhật Minh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Chính Bình
PV
N. Phê
N. Phó
Trung Hà
CB
Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành
Cao Sơn