Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 02/03/2018 - 09:11
(Thanh tra)- New Zealand là nước xếp thứ 1 trên bảng xếp hạng chỉ số nhận thức về tham nhũng (CPI) năm 2017 do Tổ chức Minh bạch thế giới (TI) vừa công bố.
Ảnh minh họa
Giám đốc Tổ chức Minh bạch thế giới David McNeill bày tỏ người dân New Zealand nên tự hào và tiếp tục chung tay cùng Chính phủ trong cuộc chiến chống tham nhũng. Giám đốc đại diện TI tại New Zealand Suzanne Snively cũng lên tiếng kêu gọi người dân tham gia tích cực hơn nữa trong các quyết sách của Chính phủ.
Bảng xếp hạng của Tổ chức Minh bạch thế giới hiện nhận nhiều phản ứng trái chiều về tính toàn diện cũng như khách quan của chỉ số CPI, trong khi chínhTổ chức Minh bạch thế giới từng thừa nhận rất khó đo lường được hành vi tham nhũng. Cũng cần khẳng định TI không phủ nhận tham nhũng "âm tính" ở New Zealand. Thứ hạng mà nước này đạt được chỉ cho thấy vấn nạn tham nhũng tại đây có phần ít hơn so với các nước khác.
Đầu tiên phải kể đến những tín hiệu tích cực của nền dân chủ bởi tháng 2/2018, bảng xếp hạng chỉ số về dân số - sức khỏe được thực hiện bởi tờ The Economist, New Zealand là quốc gia có nền dân chủ tốt thứ 4 trên thế giới.
Trước đó, New Zealand tham gia ký kết Dự án hợp tác Chính phủ mở nhằm cải thiện tính minh bạch, quyền công dân, chống tham nhũng và ứng dụng công nghệ mới tăng cường năng lực quản lý. Theo người đứng đầu Chính phủ mở Clare Curran, đây là nỗ lực nâng cao minh bạch trong khu vực công, đang được đánh giá là bước đi đúng đắn.
Dự án đã ghi điểm thành công. Chính phủ New Zealand ngoài việc thực hiện cam kết, còn tiến tới một số mục tiêu tiếp theo như xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin và pháp luật trực tuyến, công khai khoản chi tiêu ngân sách; tăng cường thu thập sáng kiến và tham vấn về chính sách chống tham nhũng, thực hiện biện pháp bảo vệ người tố giác tại nơi làm việc, lập sổ đăng kí công khai quyền sở hữu công ty; giáo dục công dân hướng tới một xã hội dân chủ;…
Một yếu tố quan trọng khác là cơ sở pháp lý chặt chẽ về thuế. Trong bảng xếp hạng về tính minh bạch của hệ thống tài chính công bố vào tháng 1 bởi Mạng lưới tư pháp thuế, New Zealand đứng thứ 58/112 quốc gia tăng 4 bậc so với năm 2015. Kết quả này có được sau những nỗ lực hạn chế các cá nhân, tổ chức lợi dụng các quỹ đầu tư ủy thác nhằm tránh thuế và che giấu tài sản. Chính phủ New Zealand yêu cầu các quỹ trên phải cung cấp thông tin chi tiết về người hưởng lợi, ký cam kết hoặc hiệp định chống tài trợ khủng bố.
Tuy nhiên, vẫn còn đó những nguy cơ tiềm ẩn nạn tham nhũng tại New Zealand, một trong số đó là mối lo từ các cuộc vận động hành lang. Nhà khoa học chính trị Bryce Edwards cho rằng: “Nhiều người từng làm việc trong các cơ quan Chính phủ, bộ, ban, ngành rồi chuyển sang lĩnh vực truyền thông, cụ thể là bộ phận PR hay các công ty vận động hành lang. Điều này tạo nên tầng lớp chính trị gắn kết chặt chẽ, tạo quan ngại mưu cầu lợi ích làm nảy sinh cơ hội tham nhũng”.
Tại New Zealand, lãnh đạo cấp cao có thể bổ nhiệm đồng minh hoặc người thân tín giữ các vị trí quan trọng, tuy vẫn có quá trình giám sát hết sức nghiêm ngặt. Tờ No Right Turn nhận định: “Nếu đúng như nghĩa đen, đó chỉ là đơn giản là việc bổ nhiệm dựa trên sự tin tưởng cá nhân. Quy tắc này vẫn được áp dụng đối với các vị trí ngoại giao quan trọng nhưng thiên vị trong bổ nhiệm đồng nghĩa trao cơ hội nhận khoản lương Chính phủ chi trả mà không cần nỗ lực phấn đấu”.
Nhà nghiên cứu Karl du Fresne còn chỉ ra vấn đề tồn tại về tính công bằng trong phân bổ và chi tiêu ngân sách, đặc biệt là ở cấp địa phương cùng kết luận: “Suy nghĩ vụ lợi, tự nuông chiều đã xuất hiện rải rác ở một số cơ quan công”.
Minh chứng điển hình dẫn kèm cho ngân quỹ sử dụng chi tiêu cá nhân của Giám đốc Sở Y tế quận Waikato, hay các hóa đơn nhà hàng xa xỉ của cựu Chủ tịch và Giám đốc Cơ quan Phát triển Kinh tế Vùng Wellington.
Trái với kết quả đáng tự hào từ Tổ chức Minh bạch thế giới, bảng xếp hạng về tình trạng tham nhũng và hối lộ năm 2017 của công ty kiểm toán danh tiếng toàn cầu Deloitte (Anh) phơi bày thực tế hoàn toàn khác, dù chưa công bố chính thức nhưng được Giám đốc pháp lý Lorinda Kellycho biết nạn tham nhũng xuất hiện khoảng 20% doanh nghiệp tại New Zealand.
Võ Như Uyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà