Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 05/09/2011 - 21:08
(Thanh tra)- Còn nhớ, hồi cuối tháng 8, đầu tháng 9/1999 tại Nga từng xảy ra tuần lễ đen. Vụ nổ đầu tiên xảy ra vào ngày 31/8/1999. Quả mìn phát nổ trong khu siêu thị ngầm Okhodnyi Riad, dưới quảng trường Maniezh ở trung tâm Moscow. Dù chỉ có 1 người thiệt mạng, hơn 40 người bị thương, nhưng sự kiện này dường như đã mở ra chuỗi ngày đen tối sau đó.
Đặt hoa tưởng nhớ nạn nhân tại sân bay Domodedovo. Ảnh: RIA Novosti
>> Kỳ III: Trường hợp Taliban
>> Kỳ II: Người chết, chuyện chưa hết
>> Kỳ I: Cái chết của Bin Laden
Ngày 4/9, tại TP Buinaksk ở Daghestan, 2 đơn nguyên trong căn nhà 5 tầng trên phố Levanevski sụp xuống. Một chiếc xe tải chở 3 tấn thuốc nổ đỗ gần sát ngôi nhà đó đã nổ tung. Đây là nhà ở của các gia đình quân nhân Nga. 64 người chết, 146 người bị thương hoặc bị chấn động tâm lý.
Ngày 8/9, ngôi nhà 9 tầng trên phố Gurianova bị đánh mìn. 100 người chết, 690 người bị thương.
Ngày 13/9, ngôi nhà trên đại lộ Kashyrskoye sụp đổ hoàn toàn. Quả bom 300kg cài dưới tầng hầm phát nổ. Hậu quả là, 124 người thiệt mạng, 7 người bị thương.
Ngày 16/9, tại Volgodonsk, tỉnh Rostovskaya, lại xe tải chở thuốc nổ, lại ngôi nhà 9 tầng. 19 người dân vô tội bị chết, 89 người phải nhập viện…
Tháng 10/2002: Các phần tử Hồi giáo cực đoan tại Chechnya chiếm một nhà hát ở Moscow, bắt giữ hơn 800 khán giả trong 3 ngày. Gần 130 con tin chết sau khi các lực lượng vũ trang của Nga bắn đạn gây mê vào nhà hát để xông vào bên trong.
Tháng 7/2003: Hai phụ nữ đánh bom tự sát đã cho nổ bom tại cổng của đại hội nhạc rock ở vùng ngoại thành Moscow, giết chết ít nhất 15 người.
Tháng 8/2004: Hai máy bay chở khách của Nga nổ gần như cùng lúc, làm 90 người chết. Nhà chức trách đổ lỗi cho phiến quân Chechnya là thủ phạm.
Tháng 9/2004: Các phần tử Chechnya đòi ly khai chiếm một trường học ở Beslan, thuộc Bắc Ossetia. Hơn 300 người, phân nửa là trẻ em, bị giết trong cuộc giải vây.
Tháng 3/2005: Các phần tử Hồi giáo cực đoan vũ trang hùng hậu tấn công đồn cảnh sát và cơ quan Nhà nước trong TP Nalchik, thủ phủ Cộng hòa Kabardino - Balkaria. Cuộc chống trả ác liệt sau đó làm khoảng 140 người chết.
Được biết, vào tháng 2/2006, Hạ viện Nga đã thông qua đạo luật mà theo đó, lực lượng an ninh sẽ có thêm nhiều quyền lực trong các hoạt động chống khủng bố. Đạo luật này cho phép quân đội bắn hạ các máy bay dân dụng bị không tặc và mở các chiến dịch vũ trang chống lại nghi phạm ở trong và ngoài nước Nga. Đạo luật cũng cho phép lực lượng an ninh theo dõi điện thoại và email.
Giới chức Nga khẳng định, các biện pháp này là cần thiết theo sau vụ các tay súng bắn hạ 2 máy bay dân sự hồi năm 2004 và vụ bắt cóc con tin ở trường học tại Beslan…
Đầu năm nay, vụ nổ xảy ra hôm 24/1 tại sân bay Domodedovo ở Moscow đã cướp đi 35 sinh mạng và làm hơn 100 người bị thương.
Tổng thống Nga Dmitry Medvedev khi đó đã hoãn chuyến tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, nơi ông là người phát biểu chính; trực tiếp giám sát quá trình điều tra vụ khủng bố tại sân bay Domodedovo. Lên án vụ nổ bom, gọi đây là vụ tấn công khủng bố, bày tỏ quyết tâm truy nã và trừng phạt những kẻ gây ra vụ này, ông Dmitry Medvedev cũng ra lệnh siết chặt an ninh tại các trung tâm giao thông, chuyên chở của Nga.
Trước đó, sau vụ khủng bố nhằm vào tàu điện ngầm tại Moscow (tháng 3/2010) làm chết và bị thương hàng trăm người, Tổng thống Nga đã chỉ thị, đến năm 2014, tất cả các phương tiện giao thông trong cả nước phải được trang bị hệ thống hiệu quả về thông báo và kiểm tra an ninh.
Tổng thống Nga Dmitry Medvedev xác định các phương hướng chính của chương trình đấu tranh chống khủng bố gồm 5 nhiệm vụ: Thứ nhất, củng cố các cơ quan bảo vệ trật tự, Bộ Nội vụ, Cơ quan An ninh Liên bang FSB, tòa án. Thứ hai, cần giáng những đòn sắc nhọn vào bọn khủng bố, tiêu diệt chúng và hang ổ của chúng. Thứ ba, giúp đỡ những ai quyết tâm đoạn tuyệt với phiến quân. Thứ tư, cần thiết thúc đẩy kinh tế và lĩnh vực xã hội, phát triển giáo dục, văn hóa. Thứ năm, phải tăng cường những yếu tố cấu thành về đạo đức và tinh thần. “Chỉ với 5 thành phần này chúng ta mới có thể làm tròn được nhiệm vụ. Tôi tin vào khả năng của chúng ta. Chúng ta đông hơn, mạnh hơn, chúng ta có trách nhiệm trước cuộc sống của mọi người, và điều chính yếu là chân lý thuộc về chúng ta”, người đứng đầu Điện Kremlin nói.
Bắt giữ nghi can khủng bố. Ảnh: RIA Novosti
Trong một nỗ lực khác, các nhà khoa học Nga đã đề xuất những bộ cảm biến phục vụ ngăn chặn tấn công khủng bố trên đường sắt. Cựu lãnh đạo Học viện Đường sắt Quân đội Viktor Poplavsky cho rằng, những cảm biến mới sẽ sử dụng hệ thống định vị GLONASS. Chúng ghi lại hoạt động trên các tuyến đường sắt. Trong trường hợp phát hiện người ngoài hoặc những biểu hiện đáng ngờ, cảm biến sẽ thông báo tin này cho các cơ quan phù hợp, giúp họ kịp thời có quyết định ngừng đoàn tầu để kiểm tra tuyến đường.
Được biết, hồi cuối năm 2009, trong buổi đối thoại với công dân, Thủ tướng Vladimir Putin nhấn mạnh: Nước Nga không phải là trường hợp ngoại lệ mà còn là một trong những nạn nhân đầu tiên của khủng bố quốc tế. “Chúng ta đã làm nhiều điều để bẻ gẫy cột sống chủ nghĩa khủng bố, nhưng vẫn chưa xóa bỏ được hoàn toàn nguy cơ này”, ông Vladimir Putin khẳng định và cho rằng, để đấu tranh hiệu quả với vấn nạn này, cộng đồng cần nhận thức được mối đe dọa, mỗi người phải nâng cao cảnh giác. Tất nhiên, cần thiết tiến hành các công tác dự phòng. “Ngăn chặn tội ác qui mô, đặc biệt trên địa bàn các cơ sở hạ tầng là điều vô cùng phức tạp. Bởi vậy, cần thực hiện những hoạt động phòng ngừa”, Thủ tướng Nga nói.
Bày tỏ quyết tâm chống khủng bố, lãnh tụ Phong trào “Chúng ta” của Nga Nikita Borovikov nói: “Chúng ta biết rằng, mục đích của bất cứ vụ khủng bố nào là đe dọa, để mỗi một người trong chúng ta trốn vào thế giới nhỏ bé của mình. Chúng tôi muốn nói với mỗi một người rằng: Bạn không hề đơn độc, bạn luôn được giúp đỡ trong những giây phút khó khăn nhất. Và dĩ nhiên, cũng muốn tuyên bố với bọn khủng bố rằng, chúng ta không hề sợ hãi, không hề ngồi lì trong căn hộ đóng kín. Bởi vì, Nga là một đất nước hùng mạnh. Xã hội Nga cũng là một xã hội mạnh mẽ và đoàn kết”.
Cũng liên quan đến hoạt động chống khủng bố, ngày 28/1/2011, Quốc hội Nga đã thông qua một hệ thống báo động an ninh với mức độ căn cứ trên màu sắc. Cụ thể, các nhà lập pháp nhất trí thông qua hệ thống 3 màu, theo đó màu xanh dương là mức độ báo động thấp nhất và lên dần là màu vàng và màu đỏ.
Kỳ V: Thảm kịch Na Uy
Trọng Thành - Thanh Phương (Tổng hợp từ Ruvr)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình