Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 05/05/2013 - 07:51
(Thanh tra)- Những văn bản hiện có, nay đã trở nên lạc hậu. Vì thế, sẽ rất tốt nếu các chuyên gia gặp nhau để phối hợp nỗ lực để cùng đối phó, bởi vì hiện nay có rất nhiều kịch bản về việc phải hành động ra sao, điều gì sẽ xảy ra.
Số lượng những tên khủng bố tin học đã và đang gia tăng. Ảnh: rawstory.com
>> Kỳ II: Ngăn chặn chiến tranh mạng
>> Kỳ I: Mỹ vạch mặt tin tặc Trung Quốc
Cần một Công ước Liên hợp quốc
Trên bình diện toàn cầu, Nga từng đề xuất hoạch định Công ước Liên hợp quốc về đấu tranh với tội phạm tin học. Moscow cho rằng, những văn bản hiện có, kể cả ở Hội đồng châu Âu, Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), nay đã trở nên lạc hậu, trong khi học thuyết mới sẽ có thể trở thành công cụ đắc dụng và hiệu quả cho cuộc đấu tranh mang tính thời đại này.
Theo Moscow, sau hơn 10 năm kể từ khi xảy ra thảm họa 11/9 ở Mỹ, các phương pháp chống chủ nghĩa khủng bố đã thay đổi căn bản tổng thể. Song song với sự phát triển ngày càng nhiều các trang mạng xã hội và blog, cả đà phát tán ý tưởng chủ nghĩa khủng bố cũng lan truyền nhanh hơn. Khâu tuyển mộ những đối tượng làm “quả bom sống” và đào tạo trực tuyến cho các sát thủ liều chết tiềm năng đã trở thành việc quá giản đơn. Số lượng những tên khủng bố tin học đã gia tăng. Những kẻ lừa đảo, ăn cắp thông tin cá nhân trên Internet rồi dễ dàng bẻ mã khóa thâm nhập hệ thống thanh toán điện tử cũng ngày một nhiều. Xây dựng các tiêu chí thống nhất về cách trừng phạt những tội phạm như vậy, chính là nội dung đề xuất của Moscow, theo Đài Tiếng nói nước Nga.
Hợp tác song phương
Ngày 11/3/2013, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết, Bắc Kinh sẵn sàng hợp tác với Washington trong cuộc chiến chống tội phạm mạng.
Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, không gian mạng đòi hỏi những nguyên tắc và sự hợp tác, thay vì chiến tranh mạng. Trung Quốc kiên quyết phản đối các cuộc tấn công không gian mạng, đồng thời là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng tiêu cực nhiều nhất từ những hoạt động này. Chính quyền Trung Quốc thực hiện truy tố các tin tặc theo quy định pháp luật hình sự của đất nước, bà Hoa Xuân Oánh nêu rõ.
Cần nói thêm, tại một cuộc họp báo hôm 11/3/2013, ông Thomas Donilon, Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Mỹ cho biết, an ninh mạng là một vấn đề nghiêm trọng trong mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Theo ông, cộng đồng doanh nghiệp Mỹ lo ngại về các vụ trộm cắp thông tin và công nghệ bí mật thông qua sự xâm nhập phi pháp từ phía Trung Quốc.
Trước đó, Mỹ cũng cáo buộc quân đội Trung Quốc duy trì hoạt động tin tặc chống phá Hoa Kỳ - điều mà Bộ Quốc phòng Trung Quốc trước, sau luôn phủ nhận.
Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng, các đợt tấn công trên không gian mạng không chỉ gây thiệt hại hàng tỷ USD mà còn khiến Hoa Kỳ bị lộ những bí mật thương mại trong khi các công ty Mỹ mất khả năng cạnh tranh. Tình báo Mỹ thậm chí còn nhận định, các vụ tấn công của tin tặc trên mạng máy tính gây ra nguy cơ đe dọa an ninh nghiêm trọng hơn so với chủ nghĩa khủng bố quốc tế.
Bắc Kinh cũng hiểu rằng, nếu Mỹ mở cuộc phản công trên không gian mạng thì có thể làm tê liệt cơ sở hạ tầng và nền kinh tế của Trung Quốc. Vì thế, Bắc Kinh đề xuất sáng kiến thảo ra các quy tắc phòng ngừa chiến tranh không gian mạng.
Rõ ràng, thiệt hại của các vụ tấn công lẫn nhau trên không gian mạng của Mỹ và Trung Quốc đã đạt tới mức độ cao đến mức cả 2 bên phải đề xuất sáng kiến thiết lập hòa bình. Theo nhận định của nhà quan sát Oleg Demidov, cố vấn của Trung tâm Nghiên cứu Chính trị Nga: Tất nhiên, ở giai đoạn đầu tiên, không thể nói về hiệp ước nghiêm ngặt. Chắc là, các bên sẽ thảo ra những tiêu chuẩn của “pháp luật mềm dẻo” (soft law), những quy tắc hành vi của 2 bên trên không gian mạng. Cũng có thể thành lập danh sách các đối tượng mà 2 bên cam kết không tấn công. Có thể đạt thỏa thuận thông báo cho nhau về các sự cố trên không gian mạng, thiết lập đường điện thoại trực tiếp. Cả Washington và Bắc Kinh đều nhắc nhở về vấn đề đạo đức. Đây là dấu hiệu tích cực, đã đến lúc để di chuyển theo hướng này”.
Mỹ đã nhiều lần tuyên bố là có chiến lược rõ ràng để bảo vệ hệ thống máy tính quốc gia trong trường hợp có sự tấn công từ các nước khác. Trên thực tế, Mỹ đã và đang chi những khoản ngân sách khổng lồ nhằm thực hiện mục đích này. Ở Nga, Cục K thuộc Bộ Nội vụ cũng đối phó hiệu quả chống các loại lừa đảo điện tử trên không gian Runet.
Theo ý kiến các chuyên gia công nghệ thông tin (IT) của Nga, nỗ lực các nước trong vấn đề bảo đảm an ninh thông tin có thể hiệu quả hơn nếu cuộc đấu tranh này mang tính chất quốc tế. Nhận định của chuyên gia IT Nga Yuri Marienko được Đài Tiếng nói nước Nga dẫn lời nêu rõ: “Gần đây, các vụ tấn công mạng ngày càng tăng lên. Vì vậy, sẽ rất tốt nếu các chuyên gia gặp nhau phối hợp nỗ lực để cùng đối phó, bởi vì hiện nay có rất nhiều kịch bản về việc phải hành động ra sao, điều gì sẽ xảy ra. Nếu như Nga và Mỹ không cùng nhau chung sức thì quy mô của nguy cơ sẽ không ngừng tăng lên”.
Cũng ở bình diện song phương, ngày 16/9/2011, nhân kỷ niệm 60 năm ngày ký Hiệp ước Phòng thủ chung song phương, Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng của Mỹ và Australia đã tiến hành hội đàm tại San Francisco, Hoa Kỳ. Theo đó, 2 nước thống nhất tăng cường hợp tác chống chiến tranh tin học và bổ sung lĩnh vực này vào Hiệp định Phòng thủ chung, được ký kết từ năm 1951, để có thể đối phó với những thách thức mới trong thế kỷ XXI.
Bộ trưởng Quốc phòng Australia Stephen Smith cho biết, an ninh mạng là vấn đề quan tâm chung của các quốc gia bởi nó ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực công nghiệp và thương mại, theo ABC. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta thì nhấn mạnh: “Đây là một “chiến trường” trong tương lai và việc phối hợp hành động giữa chúng ta là cực kì quan trọng nhằm đối phó với những thách thức đang đe dọa”.
Trao đổi với AFP, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta nhấn mạnh, đây là lần đầu tiên việc hợp tác chống chiến tranh tin học được đưa vào một bản hiệp định phòng thủ giữa Washington và các nước đồng minh, cho dù NATO đã chú trọng tới mối đe dọa này. Theo lãnh đạo Bộ Quốc phòng Mỹ, sự kiện này cho thấy, tin học là một chiến trường trong tương lai và gợi ý là Hoa Kỳ cùng với các đồng minh cần có những hoạt động tấn công trên lĩnh vực tin học.
Trong một thông cáo được công bố trước cuộc hội đàm tại San Francisco, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Stephen Smith cho rằng, an ninh tin học là “một thách thức chủ yếu, xuyên quốc gia trong thế kỷ XXI” và sẽ là một trong những vấn đề chính của các cuộc thảo luận hàng năm giữa Mỹ và Australia.
Bắt giữ và trừng phạt
Ngày 4/11/2011, trong 1 thông cáo báo chí, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết, ông Lin Mun Poo, một công dân Malaysia, đã bị tuyên án 10 năm tù vì tội xâm nhập trái phép vào hệ thống máy tính của Quỹ Dự trữ Liên bang (để cài đặt một loại mã độc) và nhiều tổ chức tư nhân.
Cũng vào tháng 11/2011, chính quyền Mỹ đã bắt giữ 6 người Estonia và 1 hacker Nga vì cáo buộc tấn công 4 triệu máy tính tại hơn 100 quốc gia. Theo các nhà điều tra, nhóm nghi phạm đã hoạt động từ năm 2007 đến tháng 10/2011 và có thể đã chiếm dụng bất hợp pháp ít nhất là 14 triệu USD.
Ngày 3/1/2012, theo thông cáo báo chí của Bộ Tư pháp Mỹ, bị cáo Attila Nemeth, 26 tuổi, người Hungary, bị tuyên án ở tiểu bang Maryland vì đã chuyển mã độc vào máy tính của Công ty Marriott rồi dọa công bố các thông tin mật lấy được nếu không nhận y làm nhân viên. Bộ Tư pháp Mỹ cho biết, Attila Nemeth gây thiệt hại cho Công ty Marriott khoảng 1 triệu USD.
Ngoài án tù 30 tháng, Attila Nemeth còn phải chịu 3 năm quản chế hành chính.
Ngày 6/3/2012, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ thông báo sẽ truy tố 5 thành viên của nhóm hacker nổi tiếng Anonymous cùng các nhóm có liên quan như LulzSec, Internet Feds và AntiSec.
Theo công tố viên liên bang phụ trách vụ án, có tới gần 1 triệu người là nạn nhân của nhóm 5 bị cáo này. Bên cạnh việc tấn công vào các trang mạng của Chính phủ các nước, các công ty lớn và các phương tiện truyền thống, 5 người kể trên còn thực hiện các vụ đánh cắp thông tin trên mạng, đặc biệt là các thẻ thanh toán ngân hàng. Một trong các thủ phạm có thể bị phạt tù tới 124 năm.
Trước đó, vào cuối tháng 2/2012, Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) cũng phát đi thông báo cho biết, 25 hacker, bị tình nghi thuộc nhóm Anonymous đã bị bắt giữ, tiếp theo loạt tấn công nhằm vào các trang web của chính phủ nhiều nước Nam Mỹ và Tây Ban Nha. Theo cảnh sát Tây Ban Nha, NATO coi Anonymous, nhóm hacker quốc tế với biểu tượng là chiếc mặt nạ 2 màu đen - trắng, với nụ cười bí hiểm, là mối đe dọa đối với tổ chức này.
Ngày 26/6/2012, chính quyền Mỹ thông báo Cục Điều tra Liên bang (FBI) đã phối hợp với cảnh sát 13 quốc gia phá thành công 1 mạng lưới tin tặc quốc tế chuyên đánh cắp các dữ liệu ngân hàng và thẻ tín dụng để bán lại.
FBI không đưa ra con số tổng thiệt hại của các nạn nhân. Nhưng, theo nghiên cứu của 2 công ty bảo vệ dữ liệu điện tử tin học công bố cùng ngày thì, 1 đợt ăn trộm dữ liệu tương tự gần đó đã gây thiệt hại 80 triệu USD cho các nạn nhân.
Chiến dịch điều tra kéo dài 2 năm tại 4 châu lục truy tìm tội phạm tin tặc đánh cắp dữ liệu ngân hàng có quy mô lớn nhất từ trước tới nay trên thế giới đã dẫn tới việc bắt giữ 24 người, trong đó có 11 người tại Hoa Kỳ, 6 người tại Anh, số còn lại nằm ở các nước như Bosnia, Bulgari, Na Uy, Đức. Theo luật pháp Mỹ, tùy theo mức độ phạm tội, người bị kết tội tin tặc có thể lĩnh án từ 7 - 20 năm tù giam.
Hà Trang - Nguyễn Thành
(Tổng hợp)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Nam Dũng
Trung Hà
T.Thanh
Thái Hải
PV
Lâm Ánh
Thanh Giang
P. B
Thu Huyền
Nguyễn Điểm
Nam Dũng
Trần Quý