Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ít nhất 75 triệu người từng 1 lần hối lộ

Thứ sáu, 04/12/2015 - 07:33

(Thanh tra) - Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) vừa công bố một bản báo cáo về tình trạng tham nhũng cũng như tỷ lệ tham nhũng trong các lĩnh vực ở các nước thuộc lục địa châu Phi, kết quả cho thấy tham nhũng ở lục địa Đen vẫn đang ngày càng "sinh sôi nảy nở". Trong năm 2015, có tổng cộng ít nhất 75 triệu người dân châu Phi đã từng ít nhất 1 lần phải thực hiện hành vi hối lộ.

Lực lượng Cảnh sát ở châu Phi hiện bị cho là tham nhũng nhiều nhất. Ảnh minh họa: internet

Phần lớn người dân châu Phi đều cho rằng, trong suốt 12 tháng qua, tình trạng tham nhũng ngày càng hoành hành dữ dội. Nguyên nhân quan trọng là do sự thờ ơ, thiếu quyết liệt của các cấp chính quyền trong việc đấu tranh, ngăn chặn các tệ nạn tham nhũng, lạm dụng quyền lực hay những "thỏa thuận ngầm".

Với tên gọi "Người dân và Tham nhũng: Tổng quan tình trạng tham nhũng tại khu vực châu Phi năm 2015", bản báo cáo của TI là kết quả điều tra xã hội học từ ý kiến của gần 50 nghìn người dân châu Phi ở 28 quốc gia, đại diện cho các lứa tuổi, ngành nghề, giới tính, vị trí địa lý và địa vị xã hội, về những hiểu biết của họ về tình trạng tham nhũng ở ngay tại địa phương nơi họ sinh sống và làm việc nói riêng cũng như ở toàn quốc gia của họ nói chung.

58% người dân châu Phi tham gia cuộc điều tra xã hội học này đều khẳng định, tình trạng tham nhũng đang gia tăng trong năm qua. Tại 18 quốc gia (trong đó có Botswana, Burkina Faso, Sénégal, Lesotho (Vương quốc Lesotho là một quốc gia tại cực Nam châu Phi. Nó nằm hoàn toàn bên trong nước Cộng hòa Nam Phi và là một thành viên của khối Thịnh vượng chung Anh)…), có đến hơn một nửa số người được hỏi đều cho rằng chính quyền các cấp ở đất nước của họ gần như chẳng có hành động gì mang tính chất phòng, chống tham nhũng.

Trong rất nhiều cuộc điều tra xã hội học từ trước đến nay của TI về tình trạng tham nhũng ở châu Phi, thì đây là lần đầu tiên, TI nhận thấy rằng người dân châu Phi bắt đầu đề cập tới giới doanh nhân liên quan đến tham nhũng, khi cho rằng giới lãnh đạo các doanh nghiệp ở nước họ đang ngày càng có nhiều hành vi liên quan đến tham nhũng hơn trong năm qua, như mua chuộc, hối lộ quan chức hoặc tiến hành những "thảo thuận ngầm" trong kinh doanh. Thậm chí, đa phần người dân tham gia cuộc điều tra này đều khẳng định, giới lãnh đạo doanh nghiệp dính líu tới tham nhũng chỉ đứng ngay sau cảnh sát - ngành nghề được cho là tham nhũng nhất ở châu Phi hiện nay.

Kết quả điều tra của TI đã cho thấy, người dân luôn là "kẻ yếu thế" và hoàn toàn bất lợi mỗi khi họ phải tiếp xúc với các cơ quan công quyền ở các quốc gia châu Phi. Hậu quả là có tới 22% số người được hỏi khẳng định rằng, trong năm qua, ít nhất 1 lần họ đã phải hối lộ khi liên hệ công việc với các cơ quan công quyền. Con số này tăng lên tới 27% khi người dân liên hệ công việc liên quan đến tòa án và lên tới 28% khi họ phải làm việc với cảnh sát.

Có một nghịch lý ở châu Phi: Người nghèo thì lại càng nghèo hơn. Bởi khi có công việc cần "nhờ cậy" đến các cơ quan công quyền, thì người nghèo có nguy cơ phải hối lộ cao hơn gấp 2 lần so với người giàu. Còn ở khu vực thành thị hoặc những đô thị trung tâm, nguy cơ phải hối lộ không còn là cao hơn gấp 2 lần so với người giàu, mà người nghèo sẽ phải chấp nhận tỷ lệ gấp 3, gấp 4 và có thể còn hơn thế nữa.

Cuộc điều tra xã hội học của TI lần này cũng chỉ ra rằng, các hình thức đang được áp dụng để người dân tố cáo tham nhũng được cho là quá nguy hiểm cho người tố cáo, không hiệu quả và đôi khi không rõ ràng, khiến người dân sợ không dám tố cáo tham nhũng. Hơn 1/3 người dân châu Phi nghĩ rằng khi họ tố cáo hành vi tham nhũng thì đi kèm với đó là những hậu quả tiêu cực, thế nên, với họ, chẳng dại gì mà tố cáo tham nhũng.

"Tham nhũng sản sinh và nuôi dưỡng sự đói nghèo cũng như sự tranh chấp, đôi khi là tranh chấp vũ trang. Thế nên, chúng tôi đã nhiều lần kêu gọi giới lãnh đạo các nước châu Phi cần phải tiến hành ngay những biện pháp cần thiết để chống tham nhũng, chấm dứt tình trạng không xử lý dứt điểm những đối tượng đã bị phát hiện có hành vi tham nhũng. Đã đến lúc, châu Phi cần phải mạnh tay với tham nhũng, không nói suông, mà phải hành động, xử lý dứt điểm tình trạng này", José Ugaz - Chủ tịch TI nhấn mạnh.

Nhật Minh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm