Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 17/07/2011 - 15:55
(Thanh tra) - Nguyên Bộ trưởng Kinh tế Pháp, bà Christine Lagarde, chính thức nhậm chức Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hôm 05/07/2011. Bên cạnh những hồ sơ cấp bách mà vị tân Tổng giám đốc phải giải quyết vẫn là cuộc khủng hoảng tài chính dai dẳng tại châu Âu, với nguy cơ vỡ nợ công từ Hy Lạp, còn là những thách thức đến từ các quốc gia đang trỗi.
Bà Christine Lagarde, tân Tổng giám đốc IMF
Ưu ái
Tựa như một món quà tặng cho người của mình lên nắm quyền lãnh đạo IMF, các Bộ trưởng Tài chính Liên Hiệp châu Âu (EU) đã bật đèn xanh tháo khoán khẩn cấp 8,7 tỷ euro cho Hy Lạp trả nợ đáo hạn hôm 02/07/2011.
Đây là khoản tiền thứ năm trong kế hoạch 110 tỷ mà EU cam kết để cứu nguy cho Hy Lạp, cũng là để tự cứu mình. Bởi nếu Hy Lạp bị vỡ nợ, tác hại dây chuyền có nguy cơ lan khắp châu Âu, đánh quỵ nhiều quốc gia khác cũng đang bị nợ đầm đìa như Ireland, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha... lẫn cả Ý.
Theo EU, khoản tài trợ gần 9 tỷ euro vừa được chấp thuận sẽ được tháo khoán cấp tốc trước ngày 15/7, trong lúc IMF cũng thông báo sẽ giải ngân phần đóng góp 3,3 tỷ euro.
Trong kế hoạch trợ giúp Hy Lạp, phải nói là ngoài EU, IMF đã đóng góp một phần đáng kể trên tổng số 110 tỷ euro đồng ý vào tháng 5/2010 để cứu nguy Hy Lạp, IMF đã góp đến 30 tỷ, khoản tiền mà theo giới quan sát chưa bao giờ IMF chi ra cho một quốc gia từ trước đến nay.
Có lẽ chính vì vai trò trọng yếu này, mà các nước châu Âu, rất có thế lực trong Hội đồng Quản trị IMF đã dồn sức hậu thuẫn cho bà Christine Lagarde vào chức vụ lãnh đạo IMF.
Ông Claude Bartolone, dân biểu tại Seine Saint-Denis, Paris cho rằng, trường hợp bà Lagarde biểu hiện một thông điệp tốt đẹp của người châu Âu, cho thấy là khi họ đoàn kết với nhau thì họ có thể giành thắng lợi. Theo ông Claude Bartolone thì bà Christine Lagarde là một tín hiệu tốt của châu Âu, và tôi hy vọng là điều này sẽ giúp châu Âu đủ nghị lực để vượt qua cuộc khủng hoảng của đồng euro hiện nay.
Thách thức
Theo Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tiền tệ Quốc tế tại Genève (Thụy Sĩ), ông Charles Wiploz, công việc hậu thuẫn châu Âu của bà Lagarde sẽ không hoàn toàn suôn sẻ, vì lẽ nhiều thành viên IMF còn ấm ức trước việc châu Âu đã nuốt lời hứa để tiếp tục độc quyền chức lãnh đạo định chế này. Ngoài ra, một số nước cũng không muốn IMF quá thiên vị châu Âu trong hoạt động của mình.
Theo Giám đốc Charles Wiploz, bà Lagarde cần phải cho thấy là mình không quá thiên vị châu Âu, phải tranh thủ những người đã từng lên tiếng chỉ trích cách thức IMF dấn thân vào khủng hoảng Hy Lạp hay ở những quốc gia châu Âu khác cũng bị khủng hoảng.
Bởi, ngoài gánh nặng Hy Lạp và cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu có khả năng kéo dài trong nhiều năm nữa, tân Tổng giám đốc IMF sẽ còn phải đối phó với một thách thức khác quan trọng không kém. Đó là mở cửa IMF cho các nền kinh tế đang vươn lên, sao cho định chế quốc tế này phản ánh đúng hiện trạng của thế giới, chẳng hạn như mở cửa nhiều hơn cho các nước đang trỗi dậy.
Ví dụ như hiện nay các quốc gia đang trỗi dậy đang muốn có nhiều trọng lượng hơn trong lúc số lượng người châu Âu trong Hội đồng quản trị IMF chiếm gần một nửa.
Trong các thách thức đang chờ đợi tân Tổng giám đốc IMF, còn có thái độ thiếu thiện cảm vẫn dai dẳng đối với định chế tài chính. Bằng chứng cụ thể là quyết định vay 3 tỷ USD của Ai Cập cuối tháng 6 vừa qua, khi mà Cairo cho biết là họ muốn vay tiền và trợ giúp của Ả Rập Xê Út hay Qatar hơn là của IMF.
Ông Wiploz nói, bà Christine Lagarde sẽ khá vất vả. Tuy nhiên, ông này lại tỏ vẻ tin tưởng vào năng lực ngoại giao và tài thương thảo mà bà Christine Lagarde đã chứng tỏ khi còn làm Bộ trưởng Kinh tế Pháp. “Bà xuất thân là một luật sư, nên đã được rèn luyện để ứng phó trong các cuộc đàm phán gay go phức tạp” ông Wiploz nói thêm, đây là ưu điểm mà bà sẽ cần đến ở IMF.
Kỳ Sơn
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Trần Lê
Trần Quý
Kim Thành
Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh