Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Gaddafi vẫn ảnh hưởng lớn đến Libya

Thứ sáu, 06/04/2012 - 09:25

Trong quá trình tái thiết đất nước, chính phủ Libya đang phải chật vật đối mặt với "di sản" của Gaddafi, dù nhà lãnh đạo này đã bị lật đổ và sát hại từ năm 2011.

Hội đồng chuyển tiếp dân tộc Libya (NTC) tiếp tục quá trình tái thiết đất nước. Sản xuất dầu đã đạt gần 1,5 triệu thùng/ngày và hàng tỷ USD gửi ở nước ngoài, từng bị phương Tây đóng băng trước khi lật đổ Gaddafi được "rã đông". Vì vậy có thể nói khủng hoảng tài chính tạm thời đã qua.

Vấn đề lớn hiện nay là chọn được những người có năng lực để làm việc cho chính phủ.

Điều này có nghĩa là đặt vấn đề tham nhũng trong tầm kiểm soát, vốn được xem là rất khó khăn. Cùng với đó, người dân giận dữ vì các dịch vụ cơ bản có chất lượng rất tốt dưới thời Gaddafi bị trì hoãn.

Trong cuộc nội chiến, Gaddafi đã thuê hàng nghìn lính đánh thuê từ các nước phía Nam.

Hầu hết những người lính này chiến đấu vì tiền, vũ khí và quyền lực. Gaddafi cũng ủng hộ các bộ tộc phía Nam như một cách để làm yếu đi các chính phủ láng giềng. Điều này đang để lại những hệ lụy tới ngày nay đối với khu vực.

Trong hơn một tuần bạo lực ở phía Nam, gần thị trấn Sabah, có 150 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương.

Quan chức NTC đã cố gắng lập ra một lệnh ngừng bắn nhưng không rõ lệnh này kéo dài trong bao lâu. Ngày 1-4-2012, NTC bổ nhiệm một quan chức quân sự cấp cao tới phía Nam với nỗ lực ngăn chặn các cuộc xung đột giữa các bộ tộc.

NTC đã chuyển 1.500 binh lính và cảnh sát tới phía Nam để duy trì hòa bình. Xung đột xảy ra giữa bộ tộc châu Phi da đen và hai bộ tộc Arab do tranh chấp tài nguyên.

Mâu thuẫn này đã kéo dài hàng thế kỷ, tuy nhiên sự việc gần đây chủ yếu là do Gaddafi đã có một thời gian dài ủng hộ các bộ tộc Arab trước những người châu Phi.

Dù đã chết nhưng Gaddafi vẫn luôn được nhớ tới như một người anh hùng của các dân tộc Arab. Do NTC phần lớn là người Arab nên những người châu Phi sợ rằng chính phủ sẽ tiếp tục ủng hộ các bộ tộc Arab tại phía Nam.

Tình trạng xung đột sắc tộc cũng diễn ra ở nhiều nơi khác trên đất nước. Ngày 3-4-2012, tại khu vực cách Berber 120 km về phía Tây và lực lượng dân quân Arab xung đột vì những mâu thuẫn.

Người dân thị trấn Ragdalein phần lớn là người Arab và ủng hộ Gaddafi, trong khi thị trấn Zuwarah gần đó chủ yếu là người Berber và người chống lại Gaddafi.

Người Berber muốn trả thù việc Gaddafi lợi dụng và áp đặt suốt nhiều thập kỷ qua. Số lượng người Arab nhiều hơn gấp đôi nhưng người Berber lại hung hăng hơn.

Cuộc chiến nổ ra khi những người đi săn Arab vô tình bắn một người Berber. Cả hai thị trấn này đều nằm trên đường bờ biển từ Tripoli tới Tunisia, tình trạng bạo lực kéo dài hàng ngày khiến hàng trăm người bị thương. NTC đã cử nhóm đàm phán cùng 200 cảnh sát, cố gắng thiết lập lại hòa bình tại đây.

Trước đó, ngày 25-3-2012, những bộ tộc sống dọc biên giới Ai Cập đã đóng cửa biên giới để giảm tình trạng buôn lậu vũ khí và ma túy. Việc xung đột gia tăng cũng khiến loại hình tội phạm này phát triển.

(Theo TPO)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm