Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chuyện của nữ Thủ tướng Thái Lan

Thứ hai, 15/08/2011 - 11:06

(Thanh tra) - Sau nhiều tranh cãi về kết quả bầu cử, cuối cùng quân đội cũng ủng hộ kết quả thắng cử của bà Yingluck Shinawatra. Và mới đây, Quốc hội Thái lan đã bầu bà Yingluck Shinawatra làm Thủ tướng nước này. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử một phụ nữ được lên nắm quyền lãnh đạo Chính phủ tại Thái Lan.

Việc bà Yingluck lên làm Thủ tướng Thái Lan đã được nhiều nhà quan sát hoan nghênh, xem đây là một sự kiện lịch sử trong nền chính trị Thái Lan, cho dù các thách thức đặt ra cho bà rất nhiều.  

Sự kiện Thái Lan lần đầu tiên có một nữ thủ tướng đã khiến các nhà quan sát tự hỏi là, điều đó phải chăng phản ánh một bước tiến bộ về mặt tư duy?

Về mặt hình thức thì quả là như vậy, vì từ ngày chế độ quân chủ chuyên chế bị bãi bỏ từ năm 1932, Thái Lan đã trải qua biết bao đời thủ tướng, nhưng tất cả đều là nam giới. Trong cuộc bầu cử vừa qua, cử tri bầu cho đảng Peua Thai đều dư biết là, nếu đảng này thắng cử thì bà Yingluck sẽ lên lãnh đạo chính phủ, thế mà đa số vẫn bầu cho đảng này.

Tuy nhiên, theo một số nhà phân tích, chiến thắng của bà Yingluck thực ra không phải xuất phát từ thay đổi tư duy của người Thái, mà là từ uy tín của chính ông Thaksin, anh của bà, người đã tính toán tất cả, từ việc đưa bà lên lãnh đạo đảng thân cận với ông, cho đến việc cố vấn cho bà trong cuộc vận động tranh cử.

Về phần xã hội Thái Lan, trong giới kinh doanh, tương tự như trường hợp bà Yingluck, phụ nữ có một vai trò quan trọng, nhưng trong chính trường, vai trò của họ không đáng kể. 

Một ví dụ điển hình: Phụ nữ chỉ chiếm vỏn vẹn 13% số dân biểu trong Quốc hội mãn nhiệm mà thôi, trong lúc tỷ lệ bình quân trên thế giới là 19,5 %, và 18,3% tại châu Á.

Tuy nhiên, Yingluck không phải là trường hợp đầu tiên phụ nữ lên nắm quyền ở châu Á. Hồi năm 1996, Sirimavo Bandaranaike của Sri Lanka, nữ thủ tướng đầu tiên trên thế giới, đã đứng lên đảm nhận trọng trách sau khi chồng bà bị ám sát. Rồi sau đó, con gái bà là Chandrika Kumaratunga trở thành tổng thống.

Hay như trường hợp bà Benazir Bhutto của Pakistan, bà Indira Gandhi của Ấn Độ, hay bà Megawati Sukarnoputri của Indonesia, đều là những người tiếp nối con đường của cha mình.

Tại Philippines, cả Corazon Aquino và Gloria Macapagal-Aroyo đều lên nắm quyền thay cho cha, cho chồng, thế còn Sheikh Hasina Wajed, con gái của vị tống thống đầu tiên của Bangladesh, thì hai lần lên làm thủ tướng, và trong khoảng thời gian giữa hai lần đó thì vị trí thủ tướng thuộc về bà Khaleda Zia, người vợ góa của tổng thống.

Ở Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi, người dẫn dắt cuộc kháng chiến chống lại chính quyền quân nhân, là con gái của vị anh hùng Aung San. Wan Azizah Wan Ismail đã lãnh đạo phe đối lập Malaysia khi chồng bà Anwar Ibrahim bị hất cẳng và bỏ tù.

Có một điểm chung trong các trường hợp này. Họ đều ở các quốc gia chưa từng có nhà nữ lãnh đạo nào trong lịch sử, không có những gương mặt tự mình tạo dựng nên sự nghiệp như Angela Merkel, Margaret Thatcher hai Julia Gillard.

Thay vào đó, các gương mặt nữ ở Á châu nổi lên sau khi những người đàn ông đã rời chính trường, hoặc do bị giết, hoặc vì lý do khác mà không còn nắm giữ vai trò được nữa. Và thường là bởi không còn người đàn ông nào khác trong gia đình có thể tiếp tục gánh vác sự nghiệp, chẳng hạn như các con trai còn quá non trẻ, hoặc những người khác trong dòng họ không sẵn sàng đảm đương vị trí.

Nhiều người Thái tự hào vì đã chọn được một vị nữ lãnh tụ. Một cuộc khảo sát do Báo Matichon tiến hành đã hỏi người dân về việc có một nữ thủ tướng, và kết quả là 70% số người được hỏi nói đây là bước đi đúng đắn, một chỉ dấu về sự bình đẳng.

Con đường chính trị của bà có vẻ như bằng phẳng hơn so với các nhà nữ lãnh đạo khác ở châu Á.

Kỳ Sơn

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm