Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 16/03/2014 - 21:40
(Thanh tra)- Liên hợp quốc cảnh báo nền kinh tế do ma túy đem lại của Afghanistan vừa tài trợ cho cuộc nổi dậy ở đó, vừa đe dọa phá họa thêm tình trạng mong manh của nền kinh tế cũng như tình hình an ninh tại nước này.
Các nông dân trên cánh đồng thuốc phiện ở Helmand, miền Nam Afghanistan. Ảnh: AP
Giới quan sát thì nhận định, buôn lậu ma túy Afghanistan tác động tiêu cực nghiêm trọng tới tất cả các nước trong khu vực. Lợi nhuận từ buôn lậu ma túy “tiếp máu” cho các nhóm tội phạm và cực đoan tôn giáo, tạo nền tảng cho tham nhũng trong các cơ quan thuộc Chính phủ Afghanistan.
Cơ quan Kiểm soát ma tuý Liên bang Nga từng chỉ rõ hiểm họa do ma túy gây ra là rất lớn khi đưa ra con số: Trong hơn 10 năm qua, có hơn 10.000 người thiệt mạng do các hành động khủng bố, còn lượng ma tuý từ Afghanistan đã cướp đi sinh mạng của trên 1 triệu người.
Theo lãnh đạo Cơ quan Kiểm soát ma tuý Liên bang Nga, các biện pháp được áp dụng hiện nay vẫn chưa đủ. “Chúng ta chứng kiến nỗ lực không cân đối trong cuộc đấu tranh chống ma tuý ở Tây bán cầu và Đông bán cầu. Ở Tây bán cầu (Colombia, Mexico) mỗi năm phá hủy hơn một nửa các cánh đồng trồng ma tuý. Trong khi tại Afghanistan chỉ phá hủy khoảng 2% các đồn điền trồng lá cây nguyên liệu ma tuý. Đây là tình trạng nghịch lý chứng tỏ về việc mất cân đối trong quá trình giải quyết nhiệm vụ chung. Con ngựa khập khiễng không thể đưa chúng ta đến mục đích cuối cùng”. Vì thế, “không thể đạt tiến bộ lớn chừng nào chưa thủ tiêu cơ sở sản xuất ma tuý. Hiện nay, Afghanistan tiếp tục cung cấp khối lượng lớn ma tuý cho nước ngoài. Dù chúng tôi ngăn chặn được một số hành trình vận chuyển heroin, nhưng sau đó lại có “hiệu ứng bong bóng”: Bị kẹp một chỗ thì bong bóng bóp ở chỗ khác” - quan chức này nói.
Chuyên viên Aleksandr Mikhailov, Thành viên Hội đồng Liên bang Nga về chính sách đối ngoại và quốc phòng từng được Đài Tiếng nói nước Nga dẫn lời giải thích như sau: “Nếu nói về lưu thông ma tuý trên thế giới thì cần phải nói rằng, sau khi công nhận sự độc lập của Kosovo, khu vực này trở thành “lỗ thủng đen” của châu Âu. Trước đây, hành trình Balcan vận chuyển ma tuý đã bị phong toả, nhưng hiện nay, đây là một “vết thương truyền nhiễm” để ma tuý lọt vào châu Âu. Nếu chúng tôi gia tăng hoạt động ngăn chặn các hành trình đi qua các quốc gia Đông Nam Á và Trung Á thì nhất định sẽ gia tăng dòng ma tuý trên hành trình Balcan”.
Hiện nay, Afghanistan sản xuất khoảng 80% heroin của thế giới. Các chuyên gia dự đoán con số này sẽ còn tăng hơn nữa. Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc Yury Fedotov từng không che giấu lo ngại về sự phát triển của tình hình ở Afghanistan sau khi lực lượng hỗ trợ an ninh quốc tế rút quân vào năm 2014. “Triển vọng không có gì đáng lạc quan. Nếu như cái giá của hòa giải dân tộc giữa Taliban và Chính phủ sẽ là vấn đề ma túy và trên cơ sở đó họ sẽ xích lại gần nhau, Afghanistan sẽ biến thành một quốc gia ma túy. Do đó, Liên hợp quốc đang làm mọi điều có thể để chuẩn bị cho tương lai. Lần đầu tiên, chúng tôi đưa ra một chương trình toàn diện cho Afghanistan và các nước láng giềng: Đó là Trung Á, Iran và Pakistan và chúng tôi đang làm việc rất tích cực với quân đội Afghanistan”.
Sự vào cuộc mang tầm quốc tế này là cần thiết khi mà một quan chức của Bộ Chống ma túy Afghanistan từng phải “than thở” rằng Afghanistan giáp ranh với Pakistan, Iran và vùng Trung Á không thể chống ma túy một mình. “Chừng nào mà chúng ta không có một sự hợp tác và những cam kết chung trong khu vực, thậm chí vượt ra cả ngoài phạm vi khu vực thì Chính phủ Afghanistan sẽ khó mà thành công được”. Hay như, ông Sayad Azam Iqbal, chuyên gia về các vấn đề liên quan tới ma túy tại Afghanistan, cũng khẳng định rằng trách nhiệm về việc giải quyết vấn đề này thuộc về Chính phủ Afghanistan và cộng đồng quốc tế.
Được biết, vào năm ngoái, tại Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương (APPF) diễn ra tại Vladivostok, Nga, các nhà lãnh đạo đã thông qua một nghị quyết khẳng định các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ phối hợp lực lượng trong cuộc chiến chống lại mối đe dọa ma túy từ Afghanistan.
Cũng vào năm ngoái, trong một báo cáo của mình, Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm Liên hợp quốc (UNODC) đã chỉ rõ: Các nhóm tội phạm ở Đông Á và Thái Bình Dương được tổ chức chặt chẽ, có thể tới được với các nhà cung ứng ở những nơi rất xa như châu Phi và các thị trường trên khắp châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. Những nhóm này đang thu về hàng tỉ USD qua việc bán ma túy, hàng giả, gỗ lậu và động vật hoang dã và đưa lậu người.
Trong những năm gần đây, việc sản xuất các loại ma túy tương tự như methamphetamine đã gia tăng tại khu vực Đông Nam Á. Liên hợp quốc từng công bố số liệu chỉ rõ Myanmar là nước sản xuất thuốc phiện đứng thứ nhì thế giới sau Afghanistan và là một nguồn quan trọng sản xuất methamphetamine trong khu vực. Buôn bán ma túy tại Myanmar có liên hệ chặt chẽ với các cuộc nổi dậy lâu nay tại khu vực Thái Lan, Lào và Trung Quốc, thường được gọi là khu tam giác vàng. Phe nổi dậy thường dùng tiền bán ma túy để tài trợ cho các hoạt động của họ.
Ông Giovanni Broussard, một nhân viên của UNODC tại Băng Cốc, Thái Lan, một trong những tác giả của báo cáo chỉ rõ các nỗ lực bài trừ thuốc phiện ở Afghanistan đã làm cho nông dân ở Myanmar gia tăng sản lượng thuốc phiện của họ. “Đó chính là lý do vì sao chúng tôi thúc giục mạnh mẽ các nước hợp tác với nhau để tránh tình trạng khi chúng ta trấn áp một hoạt động tội phạm ở một nước thì nước láng giềng sẽ phải gánh chịu những tác động tiêu cực”.
Để hạn chế những nguy cơ do ma túy gây ra, Trung Quốc và 5 nước thành viên ASEAN là Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam cũng đã cam kết gia tăng hợp tác chống ma túy - mối “đe dọa nghiêm trọng” tại khu vực. Theo cam kết, 6 quốc gia sẽ cùng nhau thắt chặt hợp tác xuyên biên giới, xúc tiến các chương trình phát triển thay thế và chia sẻ kinh nghiệm về phòng, chống sử dụng ma túy, điều trị cũng như nâng cao ý thức quần chúng.
Không chỉ trồng và sản xuất thuốc phiện bất hợp pháp lớn nhất thế giới, Afghanistan còn đang là quốc gia có số người sử dụng ma túy rất cao - khoảng hơn 1 triệu người, theo UNODC. “Chính Afghanistan đã trở thành một nước tiêu thụ thuốc phiện và có một mức độ cao nhất số người nghiện thuốc phiện trên thế giới” - ông Jean Luc Lemahieu, đại diện UNODC nói và cho biết thêm: Việc buôn bán ma túy trái phép đe dọa gây phương hại cho nền an ninh và kinh tế và tạo ra sự hỗn loạn giữa các công dân trong nước. |
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà
Trung Hà
Trần Kiên