Theo dõi Báo Thanh tra trên
Đức Anh
Thứ ba, 29/11/2022 - 23:13
(Thanh tra) - Hà Lan, Canada và Ecuador đã ủng hộ lời kêu gọi hôm 28/11 về việc thành lập một tòa án chống tham nhũng toàn cầu, cho rằng, tòa án chung này sẽ giúp giải quyết tham nhũng cấp cao trong các chính phủ.
Quang cảnh bên ngoài Tòa án Hình sự Quốc tế ở La Haye, Hà Lan, ngày 31/3/2021. Ảnh: Reuters
Theo Hãng tin AFP, bộ trưởng ngoại giao của 3 quốc gia đã bày tỏ ủng hộ chiến dịch thành lập một tòa án chống tham nhũng, được cho là sẽ hoạt động theo đường lối tương tự như Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) có trụ sở tại La Haye (Hà Lan).
"Hà Lan, Canada và Ecuador chia sẻ tầm nhìn rằng, điều này cuối cùng có thể dẫn đến việc thành lập tòa án chống tham nhũng quốc tế... Một tòa án như vậy sẽ cung cấp cho cộng đồng quốc tế một công cụ hỗ trợ để thực thi luật chống tham nhũng hiện hành”, Ngoại trưởng Hà Lan Wopke Hoekstra chia sẻ trên trang Twitter sau cuộc gặp những người đồng cấp Canada và Ecuador tại La Haye.
Theo số liệu của Liên hợp quốc, khoảng 2 nghìn tỷ USD dành cho chi tiêu mua sắm trên khắp thế giới đã bị thất thoát do tham nhũng mỗi năm.
Trong một cuộc thảo luận bên lề cuộc họp cấp bộ trưởng, Thẩm phán Cấp cao Mỹ Mark Wolf, người đang dẫn đầu chiến dịch thành lập Tòa án Chống tham nhũng quốc tế, cho biết, tòa án "sẽ tập trung vào các quan chức cấp cao nhất và những người mà họ hối lộ".
Ông Mark Wolf cũng cho rằng, chấm dứt tham nhũng cần bắt đầu "từ trên xuống".
Khoảng 189 bên, trong đó có 181 quốc gia, đã ký kết Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng trong nỗ lực ngăn chặn tham nhũng trên toàn thế giới.
“Tuy nhiên, các chế độ chính trị tham nhũng (kleptocrat) lại thường được hưởng quyền miễn trừ trừng phạt vì họ kiểm soát việc thực thi công lý ở các quốc gia mà họ lãnh đạo", ông Wolf nói và nhấn mạnh, tòa án chống tham nhũng quốc tế có thể là điểm đến của những người tố cáo rất dũng cảm. Tại đó, họ có thể đưa ra bằng chứng, nếu như họ đã không thể làm như vậy ở các quốc gia nơi họ sinh sống.
Thẩm phán Mark Wolf cũng như những người ủng hộ chiến dịch thừa nhận rằng, chặng đường biến ý tưởng về một tòa án như vậy thành hiện thực còn dài và nhiều khả năng phải đối mặt với những thách thức tương tự như đối với ICC - tòa án được thành lập năm 2002 để xét xử các các cá nhân bị cáo buộc phạm tội ác chiến tranh.
Đơn cử, ICC không có khả năng bắt giữ các nghi phạm và phải dựa vào các quốc gia thành viên của mình để làm như vậy, với mức độ thành công khác nhau.
Thành phố La Haye của Hà Lan hiện là nơi đặt trụ sở của một loạt tòa án toàn cầu, bao gồm ICC và Tòa án Công lý Quốc tế, giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia thành viên Liên hợp quốc.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà