Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hoài Phương
Thứ ba, 27/12/2022 - 06:36
(Thanh tra)- Sau một năm kể từ thời hạn thực hiện các biện pháp bảo vệ người thổi còi (whistleblower), hầu hết các nước Liên minh châu Âu (EU) vẫn chưa tuân thủ.
Ảnh minh họa: TI
Theo bà Marie Terracol, Trưởng nhóm Bảo vệ Người tố cáo, Ban Thư ký Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) , tố cáo là một trong những cách hiệu quả nhất để phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm, là điều cần thiết để chống tham nhũng, bảo vệ nền dân chủ. Tuy nhiên, trên khắp EU, hệ thống luật pháp làm quá ít để bảo vệ những người thổi còi.
Năm 2019, EU đã thúc đẩy các tiêu chuẩn quốc tế bằng cách thông qua Chỉ thị về bảo vệ người tố cáo. Đây được coi là văn bản mang tính bước ngoặt, bao gồm các điều khoản để cải thiện những điểm yếu và lấp đầy những khoảng trống quan trọng trong việc bảo vệ người tố cáo ở các nước EU.
Một số điều quan trọng nhất bao gồm che giấu danh tính của người tố cáo và quy định nghĩa vụ đối với hầu hết công ty và tổ chức công là thiết lập cơ chế tố cáo và theo dõi các báo cáo. Những bước cơ bản này rất quan trọng để đảm bảo những người tố cáo có cơ hội chia sẻ sự thật một cách an toàn và những báo cáo mà họ dũng cảm đưa ra sẽ không bị bỏ qua.
Chỉ thị cũng nêu rõ, các nước thành viên EU có 2 năm để "chuyển giao" thành luật quốc gia của họ. Và, 17/12/2021 là ngày cuối cùng của thời hạn đó.
Sự chậm chạp của các quốc gia thành viên
TI và Mạng lưới Quốc tế Người tố cáo (WIN) đã đánh dấu việc thông qua chỉ thị và bắt đầu theo dõi tiến độ của các quốc gia trong việc chuyển giao thành luật trước thời hạn vào tháng 12/2021.
Vào năm 2019, WIN đã ra mắt công cụ giám sát tố cáo của EU.
Tiếp đó, tháng 3/2021, WIN làm việc với TI để xuất bản một báo cáo chung đánh giá quá trình chuyển giao. Tuy nhiên, khi thời hạn kết thúc, chỉ có 5 quốc gia thành viên EU đã thông qua Luật Bảo vệ người tố cáo mới đáp ứng việc thực thi chỉ thị, bao gồm: Đan Mạch (tháng 6/2021), Thụy Điển (tháng 9/2021), Bồ Đào Nha (tháng 11/2021), Malta và Lithuania (tháng 12/2021).
Trong khi, 2/3 (18) quốc gia thành viên đã không bắt đầu hoặc đạt được tiến bộ tối thiểu hướng tới việc thực hiện chỉ thị. Đến ngày 17/12/2021, nhiều nước EU đã không đáp ứng được thời hạn để cải thiện khuôn khổ pháp lý quốc gia về bảo vệ người tố cáo.
Tiếp tục theo dõi trong năm 2022, đến thời điểm hiện tại, TI và WIN cho biết, chỉ có thêm 8 quốc gia thực hiện chỉ thị, nâng tổng số có 13 trong số 27 quốc gia thành viên EU đã chuyển giao Chỉ thị thành luật.
13 quốc gia khác đã ban hành các dự thảo luật vẫn sẽ cần thêm thời gian để thông qua. Quốc gia còn lại - Hungary, thậm chí còn chưa bắt đầu quá trình này.
"Chúng tôi đang tự hỏi, các quốc gia [EU] có khi nào thực sự có ý định thực hiện nghiêm túc việc bảo vệ người tố cáo hay không", bà Marie Terracol đặt vấn đề.
Không chỉ các cơ quan thực hiện giám sát như TI, WIN có câu hỏi này, mà Ủy ban châu Âu (EC) cũng đã bắt đầu các thủ tục xử lý vi phạm đối với các quốc gia thành viên EU ngay từ tháng 1 năm nay.
Vào tháng 7 và tháng 9 vừa qua, EC đã thực hiện những bước tiếp theo và gửi yêu cầu chính thức tới 18 quốc gia chưa hoàn thành các biện pháp chuyển giao để tuân thủ chỉ thị của EU, cho họ 2 tháng để trả lời. Nếu câu trả lời của họ không thỏa đáng, EC có thể quyết định chuyển những trường hợp này lên tòa án tư pháp.
Hành trình phức tạp
Mới đây, Bulgaria đã có một bước lùi lớn khi Quốc hội nước này, trong một hành động chưa từng có, đã bác 2 dự luật bảo vệ người tố cáo.
Cùng với TI Bulgaria, TI và WIN kêu gọi lãnh đạo Chính phủ Bulgaria đặt sự an toàn của người tố cáo lên trên và ngay lập tức đệ trình lại dự luật lên Quốc hội mà không cần sửa đổi.
Một quy trình lập pháp phức tạp tương tự đã diễn ra ở Romania, nơi luật chuyển giao ban đầu được thông qua vào tháng 6, nhưng sau đó nhanh chóng được gửi trở lại Quốc hội để sửa đổi, sau khi có những lo ngại về một số điều khoản. Dự thảo luật lần thứ hai được trình lên và sau đó được thông qua trong tháng 12 năm nay.
Chất lượng và tốc độ
Theo bà Marie Terracol, các chính phủ phải hành động khẩn cấp để đảm bảo không phải đợi thêm 1 năm nữa mới có đủ các biện pháp bảo vệ người tố cáo ở EU. Tuy nhiên, họ không nên lấy lý do sự chậm trễ trong quá khứ của mình để biện minh cho cách làm việc thiếu minh bạch.
Thiếu minh bạch và ít sự tham vấn vào các quy trình lập pháp có xu hướng dẫn đến tình trạng pháp luật kém hiệu quả, tồn tại nhiều kẽ hở và gặp khó khăn trong thực tế khi thực hiện, thậm chí có khả năng không đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu.
Đây dường như là trường hợp ở Bồ Đào Nha, nơi luật mới hạn chế khả năng người tố cáo báo cáo trực tiếp với chính quyền, điều này đi ngược lại yêu cầu của Chỉ thị và khác xa với thông lệ tốt nhất.
Italy cũng xây dựng một dự luật, hiện được đưa ra trước Quốc hội và không có sự tham vấn thích hợp, theo bà Marie Terracol.
Ở Malta, luật được thông qua nhanh chóng vào năm ngoái, đang đối mặt với sự chỉ trích nghiêm trọng.
Chỉ khi có sự tham vấn với nhiều bên liên quan, bao gồm cả những người hành nghề có kinh nghiệm làm việc với người tố cáo, chẳng hạn như các tổ chức xã hội dân sự, công đoàn, hiệp hội người sử dụng lao động và hiệp hội nhà báo - mới có thể đảm bảo rằng luật pháp được xây dựng có tính đến những thách thức và nhu cầu của những người bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Những người tố cáo trên khắp EU sẽ chỉ cảm thấy có thể lên tiếng vì lợi ích công nếu các chính phủ ưu tiên hợp lý việc áp dụng luật tố cáo thông qua một quy trình minh bạch và toàn diện. Các chính phủ cần cung cấp sự bảo vệ người tố cáo ở mức độ cao, ngoài những tiêu chuẩn tối thiểu của chỉ thị để những người tố cáo có thể lên tiếng về những hành vi sai trái đe dọa đến tính mạng, lãng phí công quỹ cần thiết và khiến toàn bộ hành tinh của chúng ta gặp rủi ro.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tân Tổng thống Botswana Duma Boko ngày 19/11 cho biết, Chính phủ sẽ tiến hành một cuộc chiến quyết liệt chống tham nhũng, trong đó tất cả những người bị coi là có tội sẽ bị đưa ra pháp luật một cách nghiêm khắc.
Ngọc Anh
12:40 20/11/2024(Thanh tra) - Nghiên cứu mới đây của Trung tâm Đối thoại Chính sách (CPD) cho thấy, tham nhũng vẫn là rào cản lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh tại Bangladesh.
Đức Anh
10:22 19/11/2024Ngọc Anh
09:35 19/11/2024Nam Dũng
18:58 14/11/2024Đức Anh
15:46 14/11/2024Hoài Phương
14:37 14/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương