Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ả Rập biến động, dầu mỏ hoang mang

Thứ tư, 09/03/2011 - 08:49

(Thanh tra) - Biến động tại Bắc Phi vẫn là tiêu điểm của các nhật báo Pháp. Tờ báo kinh tế Les Echos, lo ngại tác động của khủng hoảng Libya đến giá dầu trên thế giới. “Đe dọa của một cú sốc dầu mỏ mới” là tựa đề trên trang nhất Le Figaro.

Tờ Les Echos nhận định, chính cuộc nổi dậy và nguy cơ nội chiến tại Libya là nguyên nhân trực tiếp khiến giá dầu bốc lên rất cao. Hiện tại, các nước Châu Âu phụ thuộc khá nhiều vào dầu mỏ đến từ Libya. Trong số các nước phụ thuộc nhiều nhất phải kể đến : Ý, Aixơlen hay Áo (với tỷ lệ hơn 20% dầu tiêu thụ đến từ Libya). Giá một thùng dầu brent (tức loại dầu thô hỗn hợp được dùng làm đơn vị đo lường tiêu chuẩn trên thị trường dầu mỏ thế giới) đã có lúc tăng đến 120 đôla, tức là cao hơn so với ngày hôm trước hơn 10 đôla.

Theo Le Figaro, trong một động thái khá bất ngờ, Thủ tướng Nga Vladimir Putin, tại Bruxelles, đã đưa ra nhận định: Cơn bão giá dầu là một hiểm họa lớn đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới. Dù điều này tương đối khó giải thích, vì Nga là nhà sản xuất dầu mỏ đứng đầu thế giới, nhận xét của Thủ tướng Nga, theo Le Figaro là rất xác đáng.

Với mức độ tiêu thụ toàn cầu, 86 triệu thùng dầu thô/một ngày, quy theo giá 100 đô la/thùng, một năm chi phí cho dầu mỏ của nền kinh tế thế giới là hơn 3.000 tỷ đô la, chiếm 4,7% tổng sản lượng kinh tế thế giới. Nếu giá dầu tăng đến 120 đô la, tỷ lệ này sẽ vượt quá mức 5,5%, khiến cho “tăng trưởng kinh tế bị cản trở”. Trên đây là phân tích của ngân hàng Deutsche Bank.

Từ năm 1970 đến nay, 5 cuộc suy thoái toàn cầu (1974, 1980, 1990, 2001 và 2008) đều đến tiếp sau một đợt giá dầu tăng vọt. Việc giá dầu tăng vọt tương ứng với các biến cố chính trị và quân sự lớn, như cuộc chiến tranh 1973 giữa Israel và liên quân Ai Cập - Syria, cách mạng Iran 1979, hay chiến tranh vùng vịnh 1990. Tiếp theo đó, là đợt nhu cầu dầu mỏ tăng đột biến năm 2000, còn đối với năm 2008, là nhu cầu tăng đột ngột của hàng loạt quốc gia đang trỗi dậy.

Tuy nhiên, cũng phải nói rằng, việc giá dầu đột ngột tăng vọt không phải lúc nào cũng dẫn đến suy thoái kinh tế, như thực tế đã xảy ra vào giữa những năm 2002-2006. Đó cũng là lý do khiến Phụ tá Giám đốc của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, John Lipsky, cho rằng,  trong hiện tại, ít có khả năng việc giá dầu tăng vọt sẽ có tác động lớn đến những triển vọng kinh tế toàn cầu. Trong cuộc họp của nhóm G20 tại Paris, hôm  19/02/2011, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã đưa ra kịch bản tăng trưởng kinh tế thế giới là 4,4% năm nay, dựa trên giả thuyết giá dầu chỉ là xấp xỉ 95 đôla, có nghĩa là thấp hơn rất nhiều so với giá dầu hiện nay.

Theo Les Echos, các thị trường đang lo ngại và chuẩn bị ứng phó với ba kịch bản liên quan đến việc xung đột, đang ngày càng nghiêm trọng hơn, tại khu vực Bắc Phi và Cận Đông.

Kịch bản thứ nhất, nếu cuộc khủng hoảng lan sang Algeria, thì tình hình sẽ khó kiểm soát, bởi lượng dầu mà Algeria cung cấp cho Châu Âu còn lớn hơn của Libya.

Kịch bản thứ hai là cuộc khủng hoảng tại Libya chuyển thành nội chiến. Hiện tại, lượng dầu xuất từ Libya đã giảm xuống gần một nửa, theo đánh giá của Goldman Sachs. Nếu thay đổi chế độ, việc khai thác sẽ trở lại bình thường. Nhưng nếu nội chiến nổ ra thì tình hình rất căng thẳng. Mặc dù Tổ chức các Quốc gia Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) có thể tăng lượng dầu cung cấp cho thị trường, nhưng cần phải có thời gian để các biện pháp bổ sung được áp dụng.

Kịch bản thứ ba, theo Les Echos, là tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn tại Ả Rập Xê Út, vốn chỉ cách Bahrain có 26 km. Năm 1995, những người Hồi giáo Shia Ả Rập Xê Út đã từng tham gia vào các cuộc biểu tình tại Bahrain. Ngày thứ Tư tuần này, để ngăn ngừa các phản kháng trong nước, vua Abdallah của Ả Rập Xê Út đã công bố một chương trình trợ giúp xã hội trị giá hàng chục tỷ đô la.

Trọng Thành

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm