Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 14/06/2012 - 13:14
(Thanh tra) - Darlene Armstrong - một cô gái tàn tật 16 tuổi bị mẹ đẻ bỏ đói và đối xử tàn tệ, đã được giải cứu sau 4 tháng chậm trễ do sự tắc trách của nhân viên Phòng Dịch vụ trẻ em và gia đình Illinois. Khi được giải cứu, cô gái tật nguyền này chỉ cân nặng vỏn vẹn 26 pound (khoảng 10,5kg).
Darlene Armstrong khi được giải cứu
Mẹ của Darlenet Armstrong, bà Rosetta Harris, 50 tuổi, là người phải chịu trách nhiệm chính trước những cáo buộc cố ý gây nguy hiểm cho sức khỏe của con gái mình. Bà Rosetta Harris là một phụ nữ thất nghiệp ở nhà chăm sóc con. Khi bị truy cứu trách nhiệm, bà Rosetta biện hộ rằng, mặc dù bà không thể nhớ lần cuối bà đưa Darlene đi bệnh viện khám là khi nào, và vì sao bà lại bắt cô bé nghỉ học ở nhà từ năm 2000, nhưng bà vẫn là một bà mẹ tốt. Rosetta nói rằng, bà đã chăm sóc đầy đủ cho con gái với khẩu phần ăn mỗi ngày là trứng, bột kiều mạch, thịt gà và một số đồ uống protein và socola. Và tất nhiên, không một ai có thể tin vào câu chuyện hoang đường mà bà Rosetta thêu dệt, khi sự thực đau lòng đang phơi bày ra trước mắt: Darlene bị mẹ bỏ đói trong một thời gian dài.
Darlene bị mắc căn bệnh bại não từ nhỏ nên mất hoàn toàn khả năng đi lại và nói chuyện. Sau khi các nhân viên của Phòng Dịch vụ trẻ em và gia đình Illinois (DCFS) phát hiện Darlene bị bỏ đói và không được chăm sóc, cô bé đã được chuyển đến bệnh viện
Tờ Chicago Tribune đã đưa ra lời cáo buộc cho hành động giải cứu chậm trễ của Phòng Dịch vụ trẻ em và gia đình Illinois. Tờ báo này cho rằng, Darlene đã có thể được giải cứu cách đây 4 tháng, ngay khi DCFS nhận được cuộc gọi phản ánh đầu tiên liên quan đến sự việc của Darlene. Tuy nhiên, do DCFS tiến hành không đúng theo thủ tục, gây ra sự chậm trễ nên đến hơn 4 tháng sau, Darlene mới được phát hiện trong tình trạng sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tờ báo này đưa ra những bằng chứng với mốc thời gian cụ thể để chứng minh DCFS phải chịu trách nhiệm về tình trạng của Darlene. Theo báo cáo điều tra, ngày 17/11/2011, DCFS nhận được một cuộc gọi khẩn giấu tên phản ánh tình trạng của cô gái có tên là Darlene Armstrong không được ăn và không được khám bác sỹ trong nhiều năm. Ngoài ra, báo cáo cũng chỉ ra rằng nhân viên của DCFS đã đến nhà của Darlene 3 lần và đều không gặp được cô gái tật nguyền. Theo đúng quy định hiện hành thì sau 24h kể từ khi nhận được cuộc gọi khẩn, DCFS phải cho nhân viên đến xác minh, và nếu không gặp được người được phản ánh trong cuộc gọi, các nhân viên phải quay lại xác minh mỗi ngày đến khi nào gặp được người được phản ánh.
Lần đầu tiên, nhân viên DCFS đến nhà của Darlene ngay sau khi nhận được cuộc gọi khẩn và anh của Darlene đã trả lời rằng, Darlene và mẹ không có nhà. Lúc đó, nhân viên DCFS đã để lại địa chỉ liên lạc cho người anh của Darlene. Và nếu theo đúng quy định, 2 lần xác minh tiếp sau phải là 2 ngày liên tiếp kể từ sau ngày đầu tiên, nhưng trên thực tế, các nhân viên của DCFS phải đợi rất nhiều ngày sau mới đến nhà Darlene xác minh tiếp, đó là vào ngày 13/1/2012 (lần 2) và ngày 27/2/2012 (lần 3). Cả 2 lần này, các nhân viên DCFS đều không gặp ai ở nhà. Và đến tận ngày 14/3/2012, các nhân viên điều tra mới gặp được bà Harris khi quay lại nhà của cô gái tội nghiệp Darlene. Khi đó, bà Harris vẫn khằng định, Darlene không có ở nhà. Tuy nhiên, các nhân viên DCFS đã phát hiện ra tiếng khóc thút thít của cô gái "da bọc xương" và ngay lập tức đã đưa Darlene đến cấp cứu tại bệnh viện.
Trước cáo buộc rõ ràng từ phía Chicago Tribune và nhóm điều tra, các nhân viên của DCFS đang phải đối mặt với các án kỷ luật trước hành động thiếu trách nhiệm của mình.
Về phần mẹ của Darlene, bà Rosetta Harris đã bị kết án 18 tháng quản chế và phải buộc học các lớp hướng dẫn cách làm cha mẹ.
Hiện nay, cô gái tật nguyền Darlene Armstrong đang hồi phục sức khỏe tại bệnh viện La Rabida. Được biết, sức khỏe của Darlene đã cải thiện đáng kể và đang tăng cân trở lại.
Việt Nga
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Lâm Ánh
Trần Kiên
Lâm Ánh
Trọng Tài
Thái Hải
T.Thanh
Văn Thanh
Kim Thành
PV
Nam Dũng
Chu Tuấn
Trần Quý