Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Quảng Bình: Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Lê Hữu Chính

Thứ năm, 14/11/2024 - 11:01

(Thanh tra) - Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị, Quảng Bình đạt được một số kết quả nổi bật, trong đó Thanh tra tỉnh có nhiều đóng góp tiêu biểu, được Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình tặng bằng khen. Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân (TCD), xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) trên địa bàn tỉnh, Thanh tra Quảng Bình đã đề xuất nhiều giải pháp thiết thực.

Chánh Thanh tra tỉnh Quảng Bình Lê Công Hữu trình bày tham luận. Ảnh: NM

Tỉnh ủy Quảng Bình vừa tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác TCD, giải quyết KNTC. Một số kết quả nổi bật trong 10 năm thực hiện Chỉ thị số 35 được nêu rõ trong báo cáo tổng kết:

Thứ nhất, các cấp, các ngành đã tổ chức triển khai, tuyên truyền, quán triệt và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị, các chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác TCD, giải quyết KNTC. Trong 10 năm, các cơ quan hành chính Nhà nước đã ban hành 445 văn bản chỉ đạo và tổ chức 358 lớp tập huấn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công tác TCD, giải quyết KNTC với trên 39.000 lượt người tham gia.

Thứ hai, nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ, công chức về vị trí, vai trò của công tác TCD, giải quyết KNTC và trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị ngày càng được nâng lên. Chủ tịch UBND tỉnh, thủ trưởng các sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND cấp huyện đã trực tiếp TCD định kỳ và đột xuất theo Luật TCD.

Thứ ba, trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong giải quyết KNTC đã có chuyển biến tích cực hơn. Hầu hết các KNTC, kiến nghị, phản ánh của công dân đã được tiếp nhận, xử lý, giải thích, hướng dẫn, trả lời hoặc chỉ đạo các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, giải quyết kịp thời, đảm bảo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật. Tỷ lệ giải quyết các vụ việc KNTC, kiến nghị, phản ánh đạt 98,9%, kết quả giải quyết các vụ việc được người dân đồng tình, đánh giá cao, giảm thiểu các vụ việc khiếu kiện vượt cấp, kéo dài.

Thứ tư, công tác thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về TCD, giải quyết KNTC được tăng cường. Trong 10 năm, các cơ quan thanh tra đã thực hiện 160 cuộc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm về việc chấp hành pháp luật TCD, giải quyết KNTC tại 269 cơ quan, đơn vị. Qua thanh tra đã chỉ ra những hạn chế cần khắc phục, chấn chỉnh, đưa công tác TCD, giải quyết đơn thư KNTC ngày càng đi vào nền nếp, bảo đảm đúng các quy định của Đảng và Nhà nước.

Thứ năm, công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác TCD và tham mưu giải quyết KNTC được các cấp, các ngành quan tâm. Tháng 7 năm 2024 vừa qua, Thanh tra tỉnh Quảng Bình đã tổ chức lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ, công chức ngành Thanh tra toàn tỉnh với 120 học viên tham gia với sự hướng dẫn của lãnh đạo một số cục, vụ Thanh tra Chính phủ và lãnh đạo Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Quyền Chánh văn phòng Thanh tra tỉnh Quảng Bình (thứ 5 từ trái sang) nhận bằng khen. Ảnh: NM

Với những thành tích tiêu biểu đóng góp vào kết quả trong 10 năm thực hiện Chỉ thị số 35, tập thể Văn phòng Thanh tra tỉnh Quảng Bình được Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình tặng bằng khen.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác TCD, xử lý đơn thư, giải quyết KNTC, đồng thời khắc phục các hạn chế, vướng mắc trong thời gian qua, Thanh tra tỉnh Quảng Bình đề xuất một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị; các quy định của Luật TCD, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và các nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện công tác TCD, xử lý đơn thư, giải quyết KNTC; Chỉ thị số 26-CT/TU ngày 31/5/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo đã có hiệu lực pháp luật trên địa bàn tỉnh; Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 5/5/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác nội chính trong tình hình mới.

Thứ hai, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là các văn bản mới để Nhân dân hiểu, đồng thuận, chấp hành. Nâng cao hiệu quả công tác đối thoại và công tác hòa giải ở cơ sở nhằm hạn chế tối đa việc phát sinh điểm nóng, phức tạp, giảm số lượng đơn KNTC vượt cấp, kéo dài. Thực hiện nghiêm túc việc TCD thường xuyên, định kỳ, đột xuất của người đứng đầu, gắn việc TCD với giải quyết KNTC. Đặc biệt đối với những địa phương khi triển khai những dự án đầu tư phải thu hồi đất, cần dự báo tình hình khiếu kiện xảy ra để giải quyết kịp thời những phát sinh trong quá trình thực hiện dự án.

Thứ ba, chủ động theo dõi, nắm chắc tình hình KNTC tại đơn vị, địa phương mình, tập trung giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các vụ việc KNTC thuộc thẩm quyền ngay từ khi mới phát sinh. Rà soát, làm rõ nguyên nhân các vụ việc KNTC đã được giải quyết nhưng công dân chưa nhất trí, tiếp tục khiếu kiện phức tạp; những vụ khiếu kiện, tranh chấp có đông người tham gia; các vụ việc kéo dài tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh trật tự. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch, phương án giải quyết từng vụ việc.

Thứ tư, tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị trong giải quyết các vụ việc nổi cộm, đông người, phức tạp, kéo dài. Tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm của Tổ kiểm tra, rà soát, giải quyết vụ việc KNTC đông người, phức tạp của UBND tỉnh được thành lập theo Kế hoạch 363/KH-TTCP ngày 20/3/2019 của Thanh tra Chính phủ trong kiểm tra, rà soát đơn thư nổi cộm, đông người, phức tạp, kéo dài trên địa bàn tỉnh. Trực tiếp gặp gỡ, đối thoại đối với các vụ việc tranh chấp, KNTC có đông người tham gia, những vụ việc có yếu tố phức tạp.

Thứ năm, tăng cường kiểm tra, thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan hành chính Nhà nước các cấp trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về TCD, giải quyết KNTC; trong đó, chú ý các địa bàn còn phát sinh nhiều khiếu kiện và các xã, phường, thị trấn còn nhiều hạn chế trong công tác TCD, xử lý đơn thư, giải quyết KNTC. Quan tâm công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác TCD, giải quyết KNTC.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm