Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thuế tài sản: Coi chừng bóp chết đầu tư, tiêu dùng

Thứ hai, 16/04/2018 - 09:38

Phương án thu thuế tài sản trong trường hợp đối với bất động sản dù lấy từ mức giá trị 700 triệu hay 1 tỉ đồng cũng không có khác biệt nhiều. Bởi, khi các hộ gia đình hay cá nhân chỉ sở hữu một căn nhà để ở mà cũng phải đóng thuế thì thứ thuế đó trở thành gánh nặng chồng lên bao gánh nặng khác.

(ảnh:LĐO).

Đơn cử, khi người ta mua một căn nhà thì tiền để dành dụm mua nhà vốn đã chịu thuế thu nhập cá nhân; khi mua thì chịu thuế giá trị gia tăng, lệ phí trước bạ; đến lúc ở thì chịu thuế đất; đến thuế tài sản đánh lên căn nhà sau khi đã chịu bao nhiêu loại thuế kể trên…

Tương tự, một chiếc ôtô cũng vậy, tính từ tiền người mua thì chịu các loại thuế thu nhập, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng; lệ phí trước bạ và biển số; khi vận hành thì chịu thuế môi trường trong giá bán xăng (đang đề xuất tăng); và sau tất cả là thuế tài sản.

Nhìn từ góc độ thị trường, khi các loại thuế đánh vào tiêu dùng (thuế tài sản cũng đánh vào tiêu dùng một số mặt hàng) càng nhiều và càng tăng thì nó sẽ điều chỉnh thị trường tiêu dùng theo hướng giảm chi tiêu. Đối với thị trường địa ốc, người mua sẽ phải tính kĩ dù mua để đầu tư hay mua để ở vì họ phải chịu thêm loại thuế sở hữu tài sản. Nhưng ở một góc độ khác, thêm một thứ thuế thì những người đầu tư sẽ phải nâng giá để bù đắp, giá nhà có nguy cơ tăng thêm.

Thị trường địa ốc Việt Nam bao năm nay sôi động được hầu như phụ thuộc vào giới đầu tư. Khi thêm thuế mới giới đầu tư thấy làm ăn khó khăn, ít lãi, chuyển vốn sang lĩnh vực khác thì thị trường địa ốc rất dễ đóng băng khiến thị trường này khốn đốn. Chúng ta đã trải qua không ít đợt thị trường địa ốc ảm đạm vì đóng băng trong hàng chục năm qua. Nguy cơ nhãn tiền khi áp thuế tài sản là dòng tiền sẽ chảy về các tài khoản tiết kiệm, thị trường vốn dễ “ngập úng”.

Thu thêm được thuế là điều cần, nhưng cái cần đó phải được cân đo đong đếm về thời điểm, mức độ, cách thức… để làm sao không khiến cho thu nhập thực tế của người dân giảm đi. Và cũng cần xác định bản chất thuế tài sản là thuế tiêu dùng hay thuế điều tiết thu nhập đánh vào đối tượng thu nhập khá trở lên. Nếu đánh vào đối tượng thu nhập khá thì việc người dân sở hữu một căn nhà duy nhất vẫn phải chịu thuế là quá vô lí. Còn nếu về bản chất đây cũng là một loại thuế tiêu dùng thì đã có thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế môi trường… điều chỉnh rồi, sao lại đưa ra thêm gánh nặng thuế tài sản.

Theo Thế Lâm/Lao Động

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

PV

11:41 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm