Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 07/06/2017 - 10:40
Theo chương trình nghị sự, sáng nay, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng sẽ đăng đàn để giải trình trước Quốc hội về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Sáng nay, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng sẽ đăng đàn giải trình về nợ xấu (Ảnh: MH)
Sáng nay, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng. Sau khi các đại biểu Quốc hội cho ý kiến, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng sẽ giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội.
Trước đó, báo cáo tại phiên đầu kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV, Thống đốc Lê Minh Hưng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã báo cáo Quốc hội về Nghị quyết xử lý nợ xấu và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD.
Theo báo cáo của NHNN, tính đến ngày 31.12.2016, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý chiếm 5,8% trên tổng dư nợ cho vay, đầu tư đối với nền kinh tế. Còn nếu tính cả nợ xấu tiềm ẩn thì tỷ lệ nợ xấu lên tới 10,08%.
Trong phần giải trình, NHNN cho biết với tỷ lệ nợ xấu là 5,8% thì nợ xấu của TCTD được kiểm soát đặc biệt chỉ chiếm khoảng 30% nợ xấu của toàn hệ thống các TCTD, 70% số nợ xấu còn lại là nợ xấu của TCTD khác.
“Như vậy, nếu không áp dụng Nghị quyết đối với 70% nợ xấu thì khó thực thực hiện được mục tiêu xử lý nhanh, triệt để nợ xấu, bảo đảm quyền chủ nợ theo định hướng”, NHNN cho biết.
Theo đó, Nghị quyết xử lý nợ xấu lần này có nhiều điểm mới giúp gỡ được nhiều nút thắt hiện nay trong việc xử lý nợ xấu như cho phép bán nợ xấu dưới giá trị sổ sách, đảm bảo quyền của chủ nợ, cho phép VAMC được mua các khoản nợ xấu đã sử dụng dự phòng rủi ro đang hạch toán ngoài bảng và chuyển đổi các khoản nợ xấu mà VAMC đã mua bằng trái phiếu đặc biệt sang mua theo giá trị thị trường…
Nếu được Quốc hội thông qua, Nghị quyết này sẽ có hiệu lực thi hành từ 1.7.2017, thời gian hiệu lực 5 năm.
Tuy vậy, nhiều đại biểu Quốc hội còn băn khoăn về những câu chuyện nợ xấu. Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa, đoàn TP.HCM, đề nghị, phạm vi, đối tượng áp dụng phải quy định rõ, không phải khoản nợ xấu nào cũng áp dụng.
“Nợ xấu có nhiều nguyên nhân, có nợ xấu hợp pháp như ngân hàng điều tra, xác minh đúng mục đích vay nhưng trong kinh doanh thua lỗ, không trả được nợ. Song cũng có nợ xấu không hợp pháp như ngân hàng rót tiền cho doanh nghiệp sân sau, thua lỗ lại rót thêm, dòng tiền vào túi này túi kia thì nợ xấu này phải xử lý khác, không thể xử lý giống nhau được”, đại biểu Nghĩa nhấn mạnh.
Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa, đoàn TP.HCM (Ảnh: Đàm Duy)
Cũng theo đại biểu Nghĩa, có loại nợ xấu vừa áp dụng biện pháp giải quyết theo nghị quyết vừa áp dụng biện pháp hình sự. Do đó, Nghị quyết cần có điều khoản giao Chính phủ, NHNN, các cơ quan tố tụng tiến hành biện pháp song song trong xử lý trách nhiệm cá nhân để xảy ra nợ xấu. Hai việc này đòi hỏi sự phối hợp lẫn nhau nhằm thu hồi tài sản tham nhũng để giải quyết nợ xấu.
“Nghị quyết cần yêu cầu Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước soạn đề án chi tiết thực hiện nghị quyết để các ủy ban của Quốc hội giám sát và 1-2 tháng tới, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội nợ xấu của ngân hàng nào, nợ nào thì giải quyết, “chứ không vơ cả nắm”, đại biểu Nghĩa đề nghị.
Cùng quan điểm, đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai, đoàn Hà Nội, nhấn mạnh việc ban hành Nghị quyết xử lý nợ xấu sẽ góp phần làm lành mạnh hoá hệ thống TCTD. Đây là nhiệm vụ chính trị hết sức nặng nề, có khả thi hay không phụ thuộc lớn vào khâu tổ chức thực hiện.
Đại biểu Mai đề nghị Thống đốc Lê Minh Hưng cung cấp cho các đại biểu Quốc hội bức tranh chung về thực trạng nợ xấu, nguyên nhân chủ quan, khách quan như thế nào (chưa thấy rõ trong tờ trình).
“Tổ chức thực hiện như thế nào, cần phải có đánh giá tác động trong đó nêu rõ nhưng tác động tích cực mang lại và những ảnh hưởng về xã hội. Cơ quan thực thi cần có cam kết cụ thể trong 5 năm sẽ mang lại hiệu quả như thế nào. Quốc hội cũng cần một sự cam kết của Chính phủ”, đại biểu Mai đề nghị.
Dù vậy, đa số các đại biểu Quốc hội đều đồng tình với quan điểm cần phải có giải pháp xử lý nợ xấu và Nghị quyết xử lý nợ xấu là một giải pháp.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Đức Kiên, đoàn Sóc Trăng, khẳng định Nghị quyết xửy lý nợ xấu ban hành không phải là để hợp pháp hóa các hành động trái pháp luật, mà vẫn đề cập nguyên tắc là phải xử lý trách nhiệm của những tổ chức, cá nhân do vi phạm pháp luật tạo ra nợ xấu.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Bình, đoàn Quảng Bình, cho rằng dù có xử lý các cá nhân sai phạm thì nợ xấu vẫn là nợ xấu và cần phải được xử lý.
Nhiều đại biểu cũng khẳng định cần phải ban hành Nghị quyết xử lý nợ xấu để giải phóng nguồn vốn đang bị ứ đọng để có thêm nguồn vốn rẻ cho nền kinh tế.
Theo Trần Giang (Dân Việt)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024(Thanh tra) - Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Công ty cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 242,5 triệu đồng.
Trần Quý
20:27 13/12/2024Đông Hà
09:13 13/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền