Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 09/05/2015 - 08:34
(Thanh tra)- Nền kinh tế đang phải đánh đổi giữa hội nhập tài chính và tính độc lập của chính sách tiền tệ.
Theo PGS.TS Ngô Văn Hiển, Học viện Tài chính, cơ chế điều hành tỷ giá trước lộ trình cam kết mở cửa hoàn toàn thị trường vốn vào năm 2018, trong ngắn hạn cần thúc đẩy một số biện pháp tăng cường kiểm soát nợ nước ngoài và các nguồn vốn đầu tư gián tiếp đặc biệt là các nguồn vốn đầu tư cho các công trình lớn; tăng cường các biện pháp chống đô la hóa và vàng hóa trong dân cư; đồng thời, tiếp tục áp dụng các chính sách tài khóa thắt chặt và xây dựng các biện pháp giám sát tài chính có hiệu quả.
Các chuyên gia tài chính nhận định, cơ chế điều hành tỷ giá ở Việt Nam đã đạt được kỳ vọng ổn định tỷ giá, giảm nhập siêu và thâm hụt cán cân thương mại, ổn định thị trường ngoại hối góp phần kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, về cả lý thuyết và thực tế việc ổn định tỷ giá có thể giảm được các chi phí giao dịch và rủi ro tỷ giá, phù hợp với những quốc gia nhỏ, thương mại quốc tế phụ thuộc vào một số đối tác tài chính và chưa mở cửa hoàn toàn thị trường tài chính.
Đối với Việt Nam, trước lộ trình mở cửa hoàn toàn thị trường tài chính vào năm 2018 thì cơ chế này đang gặp những bất ổn cụ thể: Nền kinh tế đang phải đánh đổi giữa hội nhập tài chính và tính độc lập của chính sách tiền tệ. Trong khi đó, ở Việt Nam vẫn đang tồn tại và cạnh tranh giữa thị trường tự do và thị trường chính thức cũng là một nguyên nhân gây bất ổn cho thị trường ngoại hối.
TS Nhữ Trọng Bách, Học viện Tài chính, nhận định, để thực hiện được mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, định hướng xuất khẩu, chống nhập siêu cần tiếp tục củng cố thị trường tài chính tạo lập một thị trường ổn định lành mạnh, sử dụng các công cụ tài chính đa dạng linh hoạt hiệu quả nhằm giảm thiểu các rủi ro có thể tăng cường giám sát tài chính, tăng cường minh bạch và quản trị nội bộ công.
Trước mắt, trong khi thị trường vốn vẫn chưa hoàn toàn mở cửa thì việc duy trì tỷ giá ổn định vẫn có thể giữ được độc lập chính sách tiền tệ ở mức độ nhất định, trong ngắn hạn cần có cơ chế kiểm soát vốn hiệu quả để có thể ổn định được tỷ giá. Mức độ nhất định cùng với tăng dự trữ ngoại hối đủ lớn và nâng cao hiệu quả các biện pháp trung hòa để chống lại các cú sốc, cải thiện được tính độc lập của chính sách tiền tệ, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thế giới còn đối diện với nhiều rủi ro bất ổn khó lường trong những năm sắp tới.
Kiểm soát vốn hiệu quả nên thể hiện ở việc lựa chọn cách thức kiểm soát vốn hợp lý trong bối cảnh phải mở cửa nền kinh tế liên quan đến ưu tiên khu vực nào, mức độ đến đâu. Kiểm soát vốn nên coi là giải pháp tạm thời trong giai đoạn chuyển đổi trước khi tự do hơn vào năm 2018. Việt Nam cần tận dụng thời gian này để nền kinh tế có thể xử lý những vấn đề trong nước và xây dựng thị trường tài chính đủ mạnh.
Tán thành với quan điểm này, PGS.TS Ngô Văn Hiển, Học viện Tài chính, nhấn mạnh: Trong ngắn hạn, Việt Nam cần thúc đẩy một số biện pháp tăng cường kiểm soát nợ nước ngoài và các nguồn vốn đầu tư gián tiếp đặc biệt là các nguồn vốn đầu tư cho các công trình lớn; tăng cường các biện pháp chống đô la hóa và vàng hóa trong dân cư; tiếp tục áp dụng các chính sách tài khóa thắt chặt (như một biện pháp tác động tương tự như kiểm soát vốn) và xây dựng các biện pháp giám sát tài chính có hiệu quả.
Trong dài hạn, kinh nghiệm của các quốc gia cho thấy, chuyển sang cơ chế neo giữ một giỏ tiền tệ và một lựa chọn hợp lý bởi vừa giữ được ổn định tỷ giá ở mức độ nhất định vừa đảm bảo tính linh hoạt của chính sách. Việt Nam hiện đã đáp ứng đủ các điều kiện chi việc neo giữ tỷ giá theo giỏ tiền tệ.
Tiếp đó, cần tăng cường tính linh hoạt của tỷ giá trong giới hạn ổn định cho phép, cần tăng biên độ dao động của tỷ giá ngân hàng (NH) thương mại xung quanh tỷ giá chính thức vì vẫn giữ ở mức 1%. Bên cạnh đó, cần tránh xu hướng điều chỉnh tăng đột ngột một chiều tỷ giá sau đó giữ nguyên tỷ giá chính thức trong thời gian dài thay vào đó, cần tạo một khuôn khổ linh hoạt hơn cho tỷ giá với sự thay đổi tỷ giá chính thức có lên, có xuống với mức điều chỉnh nhẹ với tần suất nhiều hơn.
Nhóm chuyên gia Học viện Tài chính còn đề cập tới giải pháp gia tăng hiệu quả các biện pháp ổn định tỷ giá và lưu thông dòng vốn. Phát triển hơn nữa thị trường mở để các biện pháp trung hòa mang tính thị trường. Tạo điều kiện để thị trường trái phiếu Chính phủ thứ cấp nên được phát triển mạnh mẽ.
Cần sử dụng thêm một số công cụ của biện pháp trung hòa hoặc các biện pháp bổ sung tương tự để có thể giảm nhẹ những chi phí từ biện pháp này thông qua phát hành tín phiếu NH Nhà nước như chuyển tiền gửi của Chính phủ từ các NH thương mại về NH Nhà nước.
Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu hệ thống NH để xây dựng một hệ thống phát triển, có khả năng tham gia sâu rộng vào thị trường ngoại hối trong nước và quốc tế, chống lại được các rủi ro từ bên ngoài, đảm bảo là một chủ thể quan trọng cùng với NH Nhà nước có tác động tích cực đến tỷ giá.
“Trong khi các điều kiện vĩ mô đã chín muồi, thị trường tài chính trong nước được cải thiện cùng với các cơ chế giám sát hữu hiệu, mở cửa tài chính là bắt buộc và tất yếu theo lộ trình cam kết mở cửa thị trường tài chính thì cơ chế thả nổi tỷ giá có quản lý là một lựa chọn hợp lý trước năm 2018” - PGS.TS Ngô Văn Hiển nói.
Tràng An
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Công ty cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 242,5 triệu đồng.
Trần Quý
20:27 13/12/2024(Thanh tra) - Mã cổ phiếu TTL của Tổng công ty Thăng Long liên tục tăng kịch trần trong 5 phiên giao dịch liên tiếp, khiến công ty phải giải trình với Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Đông Hà
09:13 13/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình