Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

“Tăng trưởng kinh tế Việt Nam vấn ở mức khiêm tốn”

Thứ ba, 08/07/2014 - 21:17

(Thanh tra) - Báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố chiều nay (8/7) cho thấy, kinh tế vĩ mô Việt Nam tiếp tục ổn định nhưng vẫn khiêm tốn và dưới mức tiềm năng do cầu trong nước còn yếu.

Bà Victoria Kwakwa cho rằng, Việt Nam cần đẩy mạnh cải cách cơ cấu

WB đánh giá, trong điều kiện tăng trưởng toàn cầu dự báo tăng 3,4% (2015) và 3,5% (2016), mức tăng trưởng dự kiến của các nước đang phát triển dự kiến tăng từ 4,8% (2014) lên 5,5% (2016) cho phép Việt Nam “củng cố hơn nữa những thành quả về ổn định kinh tế vĩ mô”.

Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về khả năng cạnh tranh. Tình hình nợ công, dự kiến tăng lên 55-57% (gần đến ngưỡng) vẫn dễ bị ảnh hưởng bởi những cú sốc mang tính hệ thống.

WB dự báo, trong trung hạn, tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn ở mức khiêm tốn với những rủi ro kinh tế khi cầu khu vực tư nhân trong nước yếu và dễ bị ảnh hưởng trước

“Bất kỳ vấn đề gì có thể tác động vào nền kinh tế Việt Nam từ sự kiện Biển Đông thì cũng không phải không thể cứu chữa, mà chỉ là tác động tạm thời. Chính phủ Việt Nam cũng đã có những hành động nhạy bén, có việc làm đúng thời điểm và vẫn có thời gian từ nay đến cuối năm có thể bù đắp những giảm sút do ảnh hưởng từ sự kiện này đối với nền kinh tế. Dù các nhà đầu tư nước ngoài có lo ngại hơn nên Chính phủ cần giám sát chặt chẽ, nhưng cơ bản không ảnh hưởng gì”
Ông Sandeep Manhajan, chuyên gia kinh tế trưởng của WB 

những diễn biến bất lợi, những căng thẳng ở Biển Đông; khu vực ngân hàng vẫn dễ bị ảnh hưởng bởi khả năng thay đổi bất ngờ về lòng tin của người gửi tiền và những tin tức ngoài dự kiến về biến động giá bất động sản hay lợi nhuận của các doanh nghiệp Nhà nước.

Theo bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia của WB tại Việt Nam, tiến độ cải cách hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp Nhà nước chậm có thể kéo dài giai đoạn tăng trưởng dưới mức tiềm năng của Việt Nam và tạo ra những động thái ngày càng bất lợi, có thể dẫn đến các mức không còn bền vững. Ngoài ra, sự cẳng thẳng kéo dài của tình hình Biển Đông cũng làm trầm trọng thêm các rủi ro này.

Để khôi phục tiềm năng tăng trưởng trung hạn đòi hỏi Việt Nam phải đẩy mạnh quan tâm đến những cải cách cơ cấu, tập trung vào tái cơ cấu các doanh nghiệp Nhà nước và khu vực ngân hàng trong nước, đồng thời xóa bỏ những rào cản đối với đầu tư tư nhân trong nước Cùng với đó, phải cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh để các doanh nghiệp tư nhân không mất nhiều thời gian "đối phó" với những phức tạp của môi trường mà tập trung vào phát triển các chiến lược kinh doanh của mình.

Bà Victoria Kwakwa nhấn mạnh, “tăng trưởng dự báo ở mức 5,4% vẫn cao hơn nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới, nhưng mức tăng trưởng đó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của Việt Nam. Trong ngắn hạn, tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức khiêm tốn do cầu trong nước còn yếu. Còn triển vọng dài hạn phụ thuộc vào việc Việt Nam có thể nhanh chóng giải quyết những vấn để cơ cấu của nền kinh tế đến đâu để có thể nâng cao hiệu quả kinh tế và năng lực cạnh tranh của quốc gia”.

Ở Việt Nam, cứ 1 triệu người có 1 người siêu giàu

Đo lường sự “chia sẻ thịnh vượng” bằng tỷ lệ tăng trưởng mức thu nhập bình quân của nhóm 40% dân số nghèo nhất ở Việt Nam, WB nhận thấy, từ năm 1993 đến 2002, tỷ lệ này tăng 9%/năm – là tỷ lệ tăng cao nhất trên thế giới.

Theo WB, sự bất bình đẳng về thu nhập vẫn phát sinh ở Việt Nam phản ánh sự khác biệt đáng kể về điều kiện kinh tế theo nhóm dân tộc và vùng miền. Bên cạnh đó là khoảng cách giữa những người rất giàu và phần đông người Việt Nam, cũng như tình trạng bất bình đẳng đáng kể về cơ hội.

Ông Gabriel Demombynes, chuyên gia kinh tế cao cấp của cho biết, theo một công ty tư vấn toàn cầu, cứ 1 triệu người Việt Nam có 1 người siêu giàu. Việt Nam ước tính có 110 người Việt Nam “siêu giàu” vào năm 2013, tăng 34 người so với năm 2003. Số siêu giàu ở Việt Nam tương đương với các quốc gia khác cùng mức thu nhập như Việt Nam. 

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm