Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Quản lý tài chính cho giới trẻ: Nên gửi tiết kiệm hay đầu tư chứng khoán?

Nguyễn Điểm

Thứ ba, 23/05/2023 - 23:42

(Thanh tra) - Nếu sinh viên chọn gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng với lãi suất 6%/năm, sau 10-12 năm, số tiền nhận được sẽ gấp đôi giá trị đó. Tuy nhiên, nếu chọn cách đầu tư vào chứng khoán, bất động sản, tỉ suất sinh lời hoàn toàn có thể lên tới 20-30%. Như vậy, chỉ sau 2-3 năm, tổng tài sản của những nhà đầu tư trẻ sẽ tăng gấp đôi lên.

Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: NĐ

Cuộc thi đưa kiến thức về bảo hiểm, trái phiếu, cổ phiếu…

Phát biểu khai mạc Chương trình Chung kết cuộc thi “Nhà Ngân hàng tương lai năm 2023”, vào chiều ngày (23/5), Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Kim Anh cho biết, đây là chuỗi sự kiện lớn nhất từ trước đến nay về truyền thông giáo dục tài chính dành cho sinh viên và giới trẻ. Chuỗi sự kiện cuộc thi năm nay không chỉ dành riêng cho sinh viên ngành Ngân hàng mà còn rất nhiều sinh viên các trường đại học khác, nhiều lĩnh vực khác nhau.

Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh đánh giá cao các bạn sinh viên ở nhiều trường đại học đã tham gia sự kiện này. Qua cuộc thi này, sinh viên không chỉ nhận được kiến thức thiết thực cho cuộc sống, đồng thời, các nhà tuyển dụng cũng có cơ hội tìm kiếm các ứng viên tiềm năng cho đội ngũ của mình.

“Với mục tiêu đổi mới sáng tạo, bên cạnh các vấn đề liên quan thiết thực tới người dân như hướng dẫn các kỹ năng thanh toán không dùng tiền mặt, các kiến thức, quy định về tiết kiệm, vay vốn, nội dung chương trình cuộc thi năm nay còn đề cập đến các kiến thức về các sản phẩm đầu tư như bảo hiểm, trái phiếu, cổ phiếu, chứng chỉ tiền gửi... mà dư luận rất quan tâm trong thời gian vừa qua”, ông nhấn mạnh.

Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh trao học bổng cho sinh viên nghèo vượt khó. Ảnh: PV

Chia sẻ tại chương trình, bà Lê Thị Thúy Sen, Vụ trưởng Vụ Truyền thông, NHNN cho biết, việc truyền thông giáo dục tài chính cho người dân là một xu hướng của nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới nhằm tăng cường tính minh bạch thông tin, hiểu biết về tài chính, minh bạch hóa pháp luật với người dân.

Trên thế giới, giáo dục tài chính cho người dân đặc biệt là với giới trẻ được chú trọng ngay từ tuổi còn rất trẻ. Những cụm từ “financial literacy” đóng một vai trò quan trọng không chỉ với cá nhân mà với toàn xã hội, đó là cụm từ về gíao dục tài chính cho người dân.

Bà Sen cho biết, thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục triển khai các chương trình giáo dục tài chính, lan tỏa mạnh mẽ hơn, thực hiện Chiến lược Quốc gia về tài chính toàn diện, đồng thời hướng tới giới trẻ.

NHNN sẽ đưa ra những sản phẩm truyền thông ứng dụng nền tảng công nghệ hiện đại… để lan tỏa kiến thức, kỹ năng tài chính thông minh, để giảm thiểu rủi ro cho người tiêu dùng sử dụng dịch vụ tài chính, cũng như góp phần bảo vệ người tiêu dùng dịch vụ tài chính tại Việt Nam.

Bà Lê Thị Thúy Sen - Vụ trưởng Vụ Truyền thông trao tặng an sinh xã hội cho chương trình. Ảnh: PV

Tỉ suất sinh lời khi đầu tư chứng khoán, bất động sản có thể lên tới 30%

Trong khuôn khổ sự kiện, nhiều lãnh đạo các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán đã tham dự chia sẻ về cách quản lý tài chính cho giới trẻ.

Theo đó, ông Dmitry Kashtanov - Giám đốc Khối Ngân hàng số ABBank cho biết, để quản lý tài chính, giới trẻ cần lập kế hoạch cho tương lai, cần xem đâu là việc ưu tiên của mình. Hàng ngày, các bạn cần đưa ra quyết định và xem xét quyết định này sẽ ảnh hưởng thế nào đến ngày hôm nay hay trong tương lai dài hơn.

"Hiện nay, để quản lý tài chính, có rất nhiều ứng dụng, website hay cách hỗ trợ quản lý khác, song những người trẻ nên bắt đầu từ những việc đơn giản nhất. Ví dụ, lập 1 file Excel, trong đó, ghi vào những nguồn thu hay chi của mình, từ đó thấy được thứ bạn nên ưu tiên hay thứ cần phải điều chỉnh", ông Dmitry gợi ý.

Các  khách mời chia sẻ tại sự kiện. Ảnh: PV

Giới trẻ hiện nay cũng có thể sử dụng những ứng dụng phổ biến trên mạng để quản lý nguồn tiền của mình. Tuy nhiên, ông Dmitry lưu ý rằng, việc quản lý nguồn tiền không nên quá phụ thuộc vào công nghệ, những người trẻ nên có suy nghĩ tiết kiệm và quản lý số tiền mình làm ra.

Còn theo ông Lê Xuân Tùng - Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Agribank (Agriseco), điều quan trọng nhất đối với nhà tài chính hay những bạn sinh viên trẻ tuổi là cần tích luỹ đầu tư.

“Trong lĩnh vực đầu tư, lãi suất kép tạo nên giá trị rất lớn trong thời gian lâu dài. Theo đó, nếu sinh viên chọn gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng với lãi suất 6%/năm, sau 10-12 năm, số tiền nhận được sẽ gấp đôi giá trị đó”, ông phân tích.

Tuy nhiên, nếu chọn cách đầu tư vào chứng khoán, bất động sản, tỉ suất sinh lời hoàn toàn có thể lên tới 20-30%. Như vậy, chỉ sau 2-3 năm, tổng tài sản của những nhà đầu tư trẻ sẽ gấp đôi lên. Còn sau 10-20 năm, giá trị tích luỹ có thể lớn hơn nữa.

Theo ông Tùng, cách quản lý tài chính tốt nhất là nên dành ra một khoản đầu tư vào hàng tháng cũng như nâng cao kỹ năng đầu tư của mình. Số tiền này sẽ tách bạch hoàn toàn với khoản chi tiêu hàng ngày, chỉ khi nào cần một việc chi tiêu lớn mới bắt đầu sử dụng số tiền này.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm