Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 08/09/2015 - 15:36
(Thanh tra)- Theo báo cáo của Cục Thuế tỉnh Hòa Bình, đến ngày 30/6/2015, tổng số tiền nợ thuế trên toàn tỉnh là 290.692 triệu đồng. Trong đó, nợ có khả năng thu 217.484 triệu đồng; nợ đang chờ xử lý 5.832 triệu đồng; nợ khó thu 67.376 triệu đồng.
Còn nợ trên 7,075 tỷ đồng tiền thuế, nhưng Cty CP Cồn và Tinh bột Phú Mỹ gần như đã ngừng hoạt động. Ảnh: Hồng Bài.
Thực trạng nợ thuế trên địa bàn
Tính đến tháng 7, Hòa Bình đạt tổng thu ngân sách trên 1.366 tỷ đồng. Trong đó, khối các doanh nghiệp (DN) Nhà nước Trung ương đóng trên địa bàn đóng góp trên 743 tỷ đồng, thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh trên 231 tỷ đồng, khối DN đầu tư 100% vốn nước ngoài đạt 24,5 tỷ đồng.
Mặc dù, gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nhưng nhiều DN đã thực hiện nghiêm nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Tiêu biểu như: Nhà máy Thủy điện Hòa Bình trong 7 tháng đã nộp thuế 1.140 tỷ đồng; Chi nhánh Xăng dầu Hòa Bình 51 tỷ đồng; Chi nhánh Viettel - Tập đoàn Viễn thông Quân đội 30 tỷ đồng…
Một số DN có số tiền nợ thuế lớn như: Cty Cổ phần (CP) Cơ khí - Lắp máy Sông Đà - Chi nhánh 1, nợ 28.003 triệu đồng; Cty Thành An 116 (Tổng Cty Thành An), nợ 7.717 triệu đồng; Cty CP Khoáng sản Hòa Bình, nợ 6.552 triệu đồng; Cty CP Cồn và Tinh bột Phú Mỹ, nợ 7.075 triệu đồng; Chi nhánh Cty CP Sông Đà 12 - Xí nghiệp Sông Đà 12.2 số nợ là 4.623 triệu đồng... Trong đó, Cty CP Cơ khí - Lắp máy Sông Đà - Chi nhánh 1, ngoài nợ thuế 28.003 triệu đồng, còn nợ Bảo hiểm Xã hội tỉnh Hòa Bình 13.864 triệu đồng. Cty CP Cồn và Tinh bột Phú Mỹ gần như đã ngừng hoạt động, hiện còn nợ bảo hiểm trên 270 triệu đồng...
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Thuế Hòa Bình cho biết: Nguyên nhân một số DN còn nợ thuế là do DN gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, khó khăn về tài chính không có khả năng nộp thuế kịp thời; do kinh doanh kém hiệu quả, không thu hồi được công nợ; các DN chiếm dụng vốn của nhau, đặc biệt là các DN kinh doanh nông sản, DN sản xuất khai thác đá xây dựng. Một nguyên nhân nữa là, tiền thuế nợ của các DN xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước đã kê khai thuế nhưng chưa được chủ đầu tư thanh toán vốn vì vậy không có khả năng nộp thuế đúng hạn.
Biện pháp tháo gỡ
Ngay từ đầu năm 2015, cùng với việc triển khai công tác thu thuế, lãnh đạo Cục Thuế Hòa Bình đã đưa ra một số giải pháp quan trọng nhằm tăng cường công tác thu tiền nợ thuế. Đó là: Tập trung đôn đốc các khoản nợ thuế có khả năng thu. Giao chỉ tiêu thu nợ hàng tháng cho từng công chức quản lý nợ trên cơ sở phân loại đối tượng nợ, tính chất nợ, nguyên nhân dẫn đến nợ thuế để có biện pháp đôn đốc, cưỡng chế phù hợp, hiệu quả.
Ban hành thông báo tiền thuế nợ và tiền chậm nộp đến các tổ chức, cá nhân nợ thuế, trong đó chú trọng đến đối tượng nợ là DN nợ lớn. Đối với DN nợ thuế kéo dài, nếu không thực hiện nộp tiền thuế nợ theo Thông báo 07/QLN, yêu cầu DN cam kết nộp tiền thuế nợ đọng. Nếu DN vi phạm cam kết, cơ quan thuế lập danh sách xác minh thông tin để áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế bằng biện pháp trích tiền tài khoản, thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.
Đối với DN nợ tiền thuế do chưa được ngân sách thanh toán thì cán bộ thuế sẽ hướng dẫn DN hoàn thiện hồ sơ thanh quyết toán, đồng thời giám sát việc thực hiện nghĩa vụ thuế của DN. Trong trường hợp DN đã được ngân sách thanh toán nhưng không nộp thuế thì cơ quan thuế tính tiền chậm nộp, ban hành thông báo tiền thuế nợ, tiền phạt chậm nộp và thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo quy định. Đối với DN cố tình chây ì, nợ đọng thuế kéo dài, cơ quan thuế kiên quyết áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy trình.
Hồng Bài
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Mã cổ phiếu TTL của Tổng công ty Thăng Long liên tục tăng kịch trần trong 5 phiên giao dịch liên tiếp, khiến công ty phải giải trình với Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Đông Hà
09:13 13/12/2024(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.
PV
11:41 12/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Trần Quý
10:05 11/12/2024Chính Bình
Nam Dũng
Trung Hà
T.Thanh
Thái Hải
PV
Lâm Ánh
Thanh Giang
P. B
Thu Huyền
Nguyễn Điểm
Nam Dũng