Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 12/07/2013 - 10:33
(Thanh tra)- Hộ gia đình nông thôn ở Việt Nam hiện đang gánh chịu nhiều tác động lớn bởi thiên tai, thất nghiệp, thu hồi đất… hạn chế nhiều đến phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn và đời sống của nông dân. Theo ThS Trần Thị Thanh Nhàn, Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp (CAP), để giảm sốc hiệu quả cho nông hộ, Nhà nước cần thiết kế chính sách "3 vòng".
Nông hộ ở các tỉnh ven biển miền Trung là đối tượng cần được hỗ trợ chính sách "3 vòng" để ứng phó với biến đổi khí hậu. Ảnh: T.An
Kết quả điều tra mới nhất (năm 2012) của CAP tiến hành mẫu với 2.740 hộ nông dân cho thấy, có khoảng 45% số hộ gia đình gặp sốc, trong đó tỷ lệ hộ nghèo gặp sốc là 65%, hộ trung bình là 46% và hộ giàu là 31%. Tỷ lệ này năm 2010 tương ứng với 50%, 55% và 47%.
Khi gặp phải những cú sốc, các hộ gia đình đều có các biện pháp ứng phó như: Bán đất, cắt giảm chi tiêu, sử dụng tiết kiệm, trợ giúp từ Chính phủ, thanh toán bảo hiểm, trong đó có đến 12% số hộ quyết định bán đất và 61,5% cắt giảm chi tiêu. Trong khi chỉ có khoảng 3,6% nhận trợ giúp từ Chính phủ và 3,9% chọn thanh toán bảo hiểm.
Các chuyên gia đánh giá, “sốc thu nhập” hiện là nguyên nhân dẫn tới đói nghèo tại các quốc gia đang phát triển. Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất của các thảm họa thiên nhiên như lũ lụt, động đất, nước biển dâng.
Với thiệt hại hàng năm do thiên tai ảnh hưởng tới khoảng 9.000 người và thiệt hại khoảng 1,5% GDP. Trong đó, mùa màng và chăn nuôi là 2 lĩnh vực bị ảnh hưởng nhất do thiên tai và dịch bệnh. Đây chính là những cú sốc trực tiếp tác động tiêu cực đến thu nhập, của cải, sức khỏe và khiến cho nông hộ dễ tiếp tục lún sâu vào tình trạng đói nghèo.
Theo ThS Trần Thị Thanh Nhàn, các loại sốc của nông hộ Việt Nam gồm: Sốc mang tính cá nhân như ốm đau, thất nghiệp, mất đất sản xuất, gánh nặng các khoản đóng góp, khó khăn khi tiếp cận thị trường và sốc mang tính tập thể như thiên tai, bệnh dịch, biến động giá cả lương thực. Bản chất của những cú sốc khác nhau dẫn đến khả năng ứng phó khác nhau. Tuy nhiên, sốc cá nhân thường phổ biến hơn và cũng dễ đối phó hơn với sự hỗ trợ của cộng đồng hoặc thông qua các hợp đồng bảo hiểm.
Trong khi đó, thu nhập và của cải là những yếu tố quan trọng có tác động tích cực đến khả năng phục hồi từ các cú sốc của hộ gia đình. Theo đó, số hộ ở mức giàu có tỷ lệ phục hồi sau sốc nhanh và nhiều hơn số hộ ở mức nghèo (55% so với 35%). Ngoài ra, hộ gia đình càng vay mượn nhiều hơn thì càng khó phục hồi sau các cú sốc.
Thực tế, khi gặp các cú sốc thì giải pháp ứng phó rủi ro hiệu quả nhất của nông hộ là bảo hiểm chính thức, tuy nhiên, hiện nay vẫn còn hạn chế về quy mô cũng như các sản phẩm bảo hiểm.
Thống kê cho thấy, năm 2012, có 35,2% số hộ trên tổng số 2.740 số hộ tham gia bảo hiểm y tế, nhưng chỉ có 2,7% tham gia bảo hiểm nhân thọ và chỉ chưa đầy 1% tham gia bảo hiểm nông nghiệp. Chính vì vậy, nhiều hộ gia đình khi gặp rủi ro, đặc biệt là rủi ro do thiên tai thường là “tự bảo hiểm” thông qua bán tài sản, rút các khoản tiết kiệm hoặc vay mượn từ người thân, bạn bè và các tổ chức tín dụng.
Mặc dù Chính phủ đã có nhiều chương trình và chính sách hỗ trợ người nghèo như: Chương trình Xóa đói giảm nghèo, Chương trình 135, Chương trình 30a, Chương trình Vệ sinh và Nước sạch nông thôn nhằm hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, sản xuất, nhà ở, nước sạch, đào tạo nghề, hỗ trợ tín dụng nhưng vẫn thiếu giải pháp hỗ trợ mang tính chủ động nhiều hơn cho nông hộ để họ có đủ khả năng, kỹ năng ứng phó với các cú sốc.
Theo ThS Trần Thị Thanh Nhàn tới đây, Nhà nước cần thiết kế chính sách hỗ trợ “3 vòng” để giảm sốc hiệu quả cho nông hộ. Trong đó, vòng trong cùng là tăng hỗ trợ trực tiếp đối với các rủi ro thiên tai, dịch bệnh; phát triển mạng lưới an sinh xã hội nông thôn như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, hỗ trợ người nghèo. Tiếp đến là vòng giữa gồm phát triển hệ thống cảnh báo thiên tai, nâng cao năng lực thông tin thị trường, phát triển bảo hiểm nông nghiệp cũng như phối hợp với các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp hỗ trợ phát triển các quỹ bảo hiểm cộng đồng. Cuối cùng là, vòng ngoài hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho các hộ nghèo, ít đất, sống ở những địa bàn xung yếu; phát triển cơ sở hạ tầng, đê điều để các nông hộ chủ động phòng, chống thiên tai, thích nghi với biến đổi khí hậu.
T.An - T.Dũng
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vừa vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Theo VietinBank
21:28 11/12/2024(Thanh tra) - Ngày 10/12/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 1383/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Rạng Đông Holding (Mã chứng khoán RDP) số tiền 242,5 triệu đồng.
Trần Quý
19:12 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Trần Quý
10:05 11/12/2024Trần Quý
22:15 10/12/2024TC
19:00 10/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà