Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 08/07/2013 - 08:46
(Thanh tra) - Mục tiêu của Việt Nam là đưa ngành Bán buôn, bán lẻ phát triển, đóng góp từ 18 - 20% GDP, hiện nay tỷ trọng này mới đạt 13 - 14% GDP. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp cho rằng, đường đi còn vấp lắm. Bởi chủ trương, tinh thần lúc nào cũng sẵn chỉ chính sách là thiếu…
Khó khăn
Nguyên Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương, Hoàng Thọ Xuân nói: Nhà nước đã có chủ trương phát triển kênh phân phối và hỗ trợ hệ thống bán lẻ nhưng so với yêu cầu thực tế và mong đợi của các doanh nghiệp (DN) vẫn còn khoảng cách khá xa. Bởi quy hoạch, chiến lược phát triển của ngành không rõ ràng dẫn đến tình trạng DN muốn làm cũng không chắc đã được phê duyệt.
“PGS.TS. Hoàng Thọ Xuân: Nhà nước nên sớm có một cẩm nang đăng rõ các quy định, chính sách và các thủ tục liên quan đến việc đầu tư xây chợ, xây trung tâm thương mại và siêu thị. Chỉ rõ những gì DN cần làm, những gì DN được hưởng. Để DN cứ theo đó để biết mà làm, muốn đầu tư, muốn góp phần phát triển chuỗi phân phối thì phải gặp ai, khi đi cần mang theo những gì…” |
Thực tế cho thấy, hiện ngành Công thương chưa đưa ra quy hoạch phát triển thương mại gắn với phát triển kinh tế xã hội vùng miền rõ ràng, làm cơ sở để DN có được định hướng đầu tư phát triển. Theo ông Hoàng Thọ Xuân, hiện chưa có văn bản riêng để điều chỉnh chung về bán buôn, bán lẻ. Những quy định này nếu có chỉ nằm rải rác ở nhiều văn bản khác nhau.
Vì vậy, hiện nay đang tồn tại tình trạng trong quá trình xây dựng hệ thống bán lẻ, DN phải phụ thuộc vào việc có tìm được mặt bằng xây dựng hay không, mà không thể chú ý đến nhu cầu thị trường và các quy hoạch kinh tế xã hội liên quan đã được phê duyệt. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, muốn DN phát triển hệ thống phân phối đòi hỏi Nhà nước, chính quyền các địa phương cần có biện pháp hỗ trợ cụ thể. Bộ Công thương cần có quy hoạch phát triển hệ thống thương mại hiện đại gắn liền với phát triển kinh tế vùng miền. Bên cạnh đó, các địa phương cũng cần dành một quỹ đất công cộng nhất định cho việc xây dựng hệ thống thương mại hiện đại.
Cùng với đó là việc tạo chuỗi cung ứng liên kết vùng, tạo nguồn cung hàng đảm bảo chất lượng và hỗ trợ các hộ kinh doanh nhỏ lẻ trở thành các đại lý bán hàng chuyên nghiệp cho các DN. Và quan trọng nhất vẫn là việc cơ quan quản lý nên sớm nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hoặc xây dựng mới các quy định về tiêu chí phân loại, quy hoạch phát triển và tiêu chuẩn thiết kế đối với loại hình cơ sở bán buôn, bán lẻ.
Chuyên gia cao cấp Viện Nghiên cứu Thương mại, TS. Lê Trịnh Minh Châu cho rằng: Quan trọng hơn là vai trò cầm trịch của cơ quan quản lý Nhà nước, bởi tự thân các DN bán buôn bán lẻ, cho dù có nhìn thấy việc phải làm cũng không thể tự làm.
Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương Võ Văn Quyền thừa nhận, thương mại trong nước đã được quan tâm hơn, chủ trương phát triển kênh phân phối và hỗ trợ các DN trong nước đã rõ, nhưng “mới hỗ trợ về tinh thần, còn hỗ trợ về chính sách chưa nhiều, chính sách quản lý và phát triển dạng thức này còn rất thiếu”.
Có một thực trạng đâu đâu cũng thấy các cửa hàng, khiến cả thành phố như một đại trung tâm mua sắm, nhưng chuỗi sản xuất, phân phối đến người tiêu dùng vẫn đứt khúc. DN bán lẻ nước ngoài thì có được những vị trí đắc địa còn DN bán lẻ trong nước chật vật vài năm không thuê được mặt bằng.
Cho dù hiện nay đã thấy xuất hiện nhiều hơn những siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích. Thế nhưng dường như còn manh mún, thiếu liên kết, và tự tạo áp lực cạnh tranh lẫn nhau. Đó là những bất cập của hệ thống bán buôn bán lẻ nội địa.
Mặt khác, hội nhập mở cửa cho hàng loạt tập đoàn bán lẻ hùng mạnh nước ngoài, khiến cho DN Việt khó càng thêm khó. Cần khắc phục những xung đột giữa những nhà phân phối trong nước và ngoài nước, phải đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh và minh bạch với các chính sách rõ ràng.
Có ý kiến nói rằng, do tâm lý “sính ngoại” của chính quyền các địa phương khi họ sẵn sàng “duyệt” cho DN nước ngoài những vị trí đắc địa, DN bán buôn bán lẻ Việt Nam thuê lại đã khó, đừng nói chờ lập dự án để được giao đất đầu tư. Ngay cả sự quan tâm của chính quyền địa phương với việc phát triển hệ thống bán lẻ của các DN nội địa cũng không đồng đều. Chính sách về vay vốn cũng có bất cập.
Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) Nguyễn Tiến Vượng nói, nếu DN vay vốn kinh doanh, các ngân hàng sẵn sàng đáp ứng, nhưng vay đầu tư siêu thị thì ngân hàng ngần ngại, vì lý do thị trường bất động sản đang trì trệ.
Sự xuất hiện các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia là một thách thức lớn đối với DN bán lẻ Việt Nam vốn thiếu kinh nghiệm và tiềm lực đầu tư. Để khơi dậy và phát huy nội lực, nâng cao sức cạnh tranh cho DN bán lẻ trong nước, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài và cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại nội địa trong việc xây dựng các quy định để điều chỉnh, kiểm soát đầu tư nước ngoài… Các quy định này không trái với cam kết hội nhập, phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của Việt Nam.
DN bán buôn, bán lẻ trong nước lại càng khó cạnh tranh so với DN ngoại vì khả năng dự báo kinh tế yếu lại khó tiếp cận các nguồn thông tin khiến DN luôn lúng túng, thiếu chủ động và dễ bị tổn thương trước các diễn biến bất thường của thị trường. Nếu không có sự hỗ trợ thực sự của Nhà nước thì DN tiếp tục khó khăn.
Sơn Dung
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024(Thanh tra) - Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Công ty cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 242,5 triệu đồng.
Trần Quý
20:27 13/12/2024Đông Hà
09:13 13/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền