Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 25/07/2013 - 07:31
(Thanh tra)- Pháp lệnh về chống bán phá giá (CBPG) hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Việt Nam có hiệu lực từ năm 2004. Sau gần 10 năm, hầu nhưng chúng ta chỉ dùng công cụ này để kháng kiện, trong khi nguy cơ bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào thị trường nội địa ngày càng bị đe dọa. Các chuyên gia kinh tế cảnh báo tại Hội thảo “Kiện chống bán phá giá ở Việt Nam - Đánh thức công cụ bị bỏ quên” do Trung tâm WTO - VCCI tổ chức ngày 24/7.
Theo số liệu của Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công thương), tính đến nay, Việt Nam mới chỉ tiến hành 3 vụ điều tra, trong đó 2 vụ điều tra tự vệ và 1 vụ điều tra CBPG đối với hàng nhập khẩu. Trong khi đó, nhiều loại sản phẩm mà Việt Nam đang nhập khẩu, đặc biệt là hóa chất, nhựa, dệt may, kim loại, điện tử… đã và đang là đối tượng bị kiện CBPG ở nhiều nước.
Đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường thường bị các đối tác điều tra CBPG. Đến nay, chúng ta đã phải kháng kiện tới 67 vụ về điều tra tự vệ, CBPG của các đối tác.
Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO - VCCI cho biết, dường như các hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đang bị bán phá giá, hiện tượng nhập khẩu hàng hóa ồ ạt vào thị trường Việt Nam đã gây ảnh hưởng tới hàng hóa trong nước, gây bức xúc trong cộng đồng doanh nghiệp (DN)… Vì sao chúng ta không sử dụng công cụ phòng vệ thương mại (PVTM) để bảo vệ lợi ích hợp pháp của DN trước hàng hóa nước ngoài.
Theo các chuyên gia kinh tế, có nguyên nhân dẫn đến việc các DN trong nước ít dùng đến công cụ PVTM như: Không đủ lực về kinh tế, thời gian; khó thu thập số liệu; các hiệp hội DN, ngành nghề ít đồng thuận, khó tìm được tiếng nói chung… Với những lý do trên mà cộng đồng DN, nói rộng ra là cả nền kinh tế bị thua thiệt khi không đủ lực để cạnh tranh với hàng nhập khẩu.
TS. Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn PVTM Trung tâm WTO - VCCI cho biết, để có số liệu để khởi kiện, kháng kiện đã là khó, còn để có số liệu “chuẩn” lại càng khó gấp bội vì mỗi cơ quan đưa ra các con số thống kê khác nhau. “Hy hữu, trong một vụ kháng kiện, chúng ta không được các cơ quan quản lý liên quan cung cấp số liệu cụ thể, chính xác nên đành phải chấp nhận số liệu của bên khởi kiện đưa ra, cũng may là số liệu này có lợi cho bên kháng kiện”, bà Loan nói.
Trong một vụ kiện PVTM, khó có trường hợp một DN đơn lẻ đưa đơn khởi kiện vì những lý do: Thứ nhất, DN đó có đủ tính đại diện cho một ngành sản xuất trong nước hay không. Theo quy định, Bộ Công thương tiến hành điều tra khi có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ của tổ chức đại diện cho ngành sản xuất trong nước, với điều kiện toàn bộ hàng hóa do tổ chức đó sản xuất chiếm ít nhất 25% sản lượng hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước. Tuy nhiên, biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng đối với hàng nhập khẩu nếu có sự gia tăng đột biến, gây ra (hoặc đe dọa gây ra) thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất đó. Và ngành sản xuất trong nước có mặt hàng trên phải gồm các DN chiếm trên 50% sản lượng hàng hóa nội địa. Chính vì vậy, sự chung tay của các DN còn lại là hết sức quan trọng, nhưng không phải DN nào cũng tự nguyện chung sức.
Thứ hai, về lợi ích, giả sử thắng kiện, lợi ích đem lại cho toàn ngành sản xuất chứ không phải cho riêng một DN nào. “Chúng tôi đã không tiến hành nộp đơn kiện vì phải trả chi phí, còn DN khác ngồi không và sẽ hưởng lợi nếu chúng tôi thắng kiện”, đại diện một DN bày tỏ.
Bên cạnh đó, các vụ kiện PVTM thường rất phức tạp, nên gần như DN không thể tự làm mà phải nhờ tới luật sư. Luật sư cũng không thể tự làm mà phải liên kết với các công ty tư vấn tài chính, kinh tế tạo thành một nhóm tư vấn cho ngành sản xuất trong nước để soạn đơn, thu thập tài liệu làm sao cho phù hợp với các bên liên quan, với quy định của WTO…
Do vậy, để các DN chủ động, tự tin, đáp ứng đủ các điều kiện trong việc PVTM, ngoài sự cố gắng của cộng đồng DN rất cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng. Tránh tình trạng “đơn thương, độc mã”, tránh chuyện phải dùng số liệu của đối phương để bảo vệ cho mình… đại diện các DN kiến nghị.
Trần Quý
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Công ty cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 242,5 triệu đồng.
Trần Quý
20:27 13/12/2024(Thanh tra) - Mã cổ phiếu TTL của Tổng công ty Thăng Long liên tục tăng kịch trần trong 5 phiên giao dịch liên tiếp, khiến công ty phải giải trình với Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Đông Hà
09:13 13/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn