Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Người dân lo ngại tham nhũng trong Chính phủ và doanh nghiệp

Hoài Phương

Thứ ba, 30/11/2021 - 06:37

(Thanh tra)- Phong vũ biểu tham nhũng toàn cầu (GCB) - Thái Bình Dương được Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) công bố mới đây cho thấy, tham nhũng là một vấn đề nghiêm trọng của khu vực.

Ảnh: Channell Anivai / Shawk23 Design & Media

Một số xu hướng đáng lo ngại

Các nền dân chủ non trẻ, với thiên nhiên phong phú, thiên tai thường xuyên và dân số tương đối nhỏ là đặc điểm của nhiều quốc đảo Thái Bình Dương. Các quốc gia này dễ bị ảnh hưởng bởi những rủi ro tham nhũng. Tuy nhiên, dữ liệu về mức độ và mô hình tham nhũng trong khu vực vẫn còn ít ỏi.

GCB - Thái Bình Dương 2021 lần đầu tiên ghi nhận nhận thức và kinh nghiệm về tham nhũng của những công dân bình thường từ 10 quốc gia và vùng lãnh thổ ở Thái Bình Dương.

Đó là quan điểm của hơn 6.000 người trưởng thành ở các nhóm tuổi và nguồn gốc khác nhau, là cuộc khảo sát ý kiến công chúng về tham nhũng quy mô lớn nhất được thực hiện trong khu vực.

Bảng câu hỏi khảo sát đã được dịch sang 10 thứ tiếng quốc gia. Những người trả lời phỏng vấn bao gồm phụ nữ (49%) và nam giới (51%).

Kết quả cho thấy một số xu hướng đáng lo ngại.

61% số người được phỏng vấn trong khu vực tin rằng tham nhũng là một vấn đề nghiêm trọng trong chính phủ của họ và 56% cho rằng tham nhũng bắt đầu trở nên tệ hại hơn. Các doanh nghiệp được coi là một phần chính của vấn đề, nơi mà những hợp đồng của chính phủ dường như là một điểm nóng về tham nhũng.

Hơn 2/3 số người được hỏi tin rằng, các doanh nghiệp được bảo đảm việc ký kết hợp đồng thông qua hối lộ và những kết nối.

Biểu đồ cho thấy tham nhũng trong doanh nghiệp là một vấn đề lớn ở Thái Bình Dương. Nguồn: TI

Bên cạnh đó, gần 1/2 ý kiến cho rằng, có rất ít sự kiểm soát đối với các công ty khai thác tài nguyên thiên nhiên - một trong những ngành công nghiệp lớn nhất của khu vực.

Đáng chú ý, khoảng 1/4 số người được hỏi đã được đề nghị hối lộ cho các phiếu bầu và 15% nhận được lời đe dọa nếu họ không bỏ phiếu theo một cách cụ thể.

Cuộc khảo sát cũng phát hiện ra rằng, gần 1/3 số người được hỏi đã hối lộ để được hưởng các dịch vụ công. Nhận một dịch vụ công nhanh hơn hoặc tốt hơn được coi là lý do phổ biến nhất của hối lộ.

Trong khi phần đông số người được hỏi (54%) cảm thấy, chính phủ của họ đã giải quyết cuộc khủng hoảng một cách minh bạch, thì vẫn còn nhiều cáo buộc cho rằng, một số chính phủ đã sử dụng đại dịch COVID-19 để mở rộng quyền lực của họ, rằng một số quỹ khẩn cấp đã bị sử dụng sai mục đích...

Tin vui là hơn 70% người được hỏi nghĩ, người dân bình thường có thể giúp chống tham nhũng và hơn 60% cho rằng, chính phủ của họ đang làm tốt công việc chống tham nhũng.

Theo TI, các nhà lãnh đạo Thái Bình Dương được khuyến khích khai thác niềm tin này, và hướng dẫn mạnh mẽ mà dữ liệu mới đưa ra về vị trí các vấn đề đang nằm ở đâu, hành động ngay lập tức để tạo ra các xã hội công bằng và minh bạch hơn.

Bà Delia Ferreira Rubio, Chủ tịch TI nhận định: “Dữ liệu mới này lần đầu tiên tiết lộ mức độ tham nhũng cao mà người dân ở Thái Bình Dương trực tiếp trải qua, điều này cho thấy nhu cầu cải cách cấp bách. Các chính phủ cần lắng nghe người dân và giải quyết các vấn đề tham nhũng để đảm bảo người dân có thể bỏ phiếu tự do và dễ dàng tiếp cận các dịch vụ công có chất lượng, bất kể họ biết ai và họ có thể trả những gì, bắt nguồn từ sự công bằng và trách nhiệm giải trình”.

Còn bà Mariam Mathew, Trưởng Khu vực Thái Bình Dương, TI cho rằng: “Các nhà lãnh đạo Thái Bình Dương đã thực hiện một số bước tích cực bằng cách đưa ra các cam kết công khai và những sáng kiến quốc gia để giải quyết tham nhũng. Bằng cách đặt cộng đồng vào trung tâm của thay đổi tích cực, các chính phủ có thể đảm bảo họ đạt được những cải cách có ý nghĩa”.

Tham nhũng là vn đ ln trong chính ph

Khoảng 1/3 số người được phỏng vấn trên toàn khu vực cho rằng, hầu hết hoặc tất cả các thành viên của quốc hội và cán bộ trong các cơ quan đứng đầu văn phòng chính phủ có liên quan đến tham nhũng.

Sự miễn trừ trừng phạt cũng là một vấn đề, với chỉ chưa tới 1/5 số người được hỏi (18%) tin rằng, các quan chức tham nhũng thường phải đối mặt với hậu quả thích đáng cho hành động của mình.

Thêm vào đó, chỉ 14% cảm thấy chính phủ thường xuyên xem xét đến ý kiến của họ khi đưa ra các quyết định.

Cứ 3 người thì có 1 người đưa hối lộ

Một trong những kết quả quan trọng nhất của nghiên cứu là tần suất người dân bình thường ở Thái Bình Dương trực tiếp gặp phải tham nhũng trong cuộc sống hàng ngày. Trung bình, 32% số người được hỏi cho biết gần đây đã chi tiền hối lộ để được hưởng các dịch vụ công - một tỷ lệ cao hơn bất kỳ khu vực nào khác được TI khảo sát.

Tuy nhiên, tỷ lệ là khác nhau giữa các quốc gia.

Tỷ lệ người sử dụng dịch vụ công đã đưa hối lộ để được phục vụ trong 12 tháng trước (kể từ thời điểm khảo sát). Nguồn: TI

Cộng hòa Kiribati dẫn đầu về hối lộ với 64% số người được hỏi cho biết đã phải lót tay khi tiếp cận dịch vụ công trong 1 năm qua; tiếp đến là Liên bang Micronesia (61%), Papua New Guinea (54%), Tonga (38%), New Caledonia (31%), Solomon Islands (21%), Vanuatu (21%), Samoa (17%), Polynesia thuộc Pháp (11%) và thấp nhất là Fiji (5%).

Trong toàn khu vực, nhận được một dịch vụ công nhanh hơn hoặc tốt hơn là lý do phổ biến nhất cho hành vi đưa hối lộ.

Nghiên cứu của TI đối với khu vực Thái Bình Dương cho thấy, hối lộ là một vấn đề tồn tại trong một loạt dịch vụ của chính phủ, từ việc xin các loại giấy tờ chính thức (29%), cho đến làm việc với cảnh sát (27%), hay các dịch vụ liên quan đến cơ sở y tế, trường học công lập (24%).

Tuy nhiên, bình quân cả khu vực, chỉ 13% những người đưa hối lộ cho một dịch vụ công đã báo cáo điều đó. Con số báo cáo hối lộ được ghi nhận cao (khoảng 30%) ở Fiji và Kiribati.

Đáng lo ngại, 38% số người được hỏi nói rằng, họ hoặc ai đó mà họ quen biết đã từng phải hối lộ tình dục, khi một quan chức yêu cầu hành vi tình dục để đổi lấy một dịch vụ thiết yếu của chính phủ.

Các khuyến nghị

GCB - Thái Bình Dương 2021 đã dấy lên nhiều dấu hiệu đáng quan tâm, đặc biệt là trước những lo ngại ngày càng gia tăng về tham nhũng liên quan đến các phản ứng với COVID-19 của khu vực. Bất kỳ sự lạm dụng nào trong việc triển khai các biện pháp chống dịch đều có thể phải trả giá bằng mạng sống con người.

Theo TI, bằng cách lắng nghe tiếng nói của chính người dân các quốc đảo Thái Bình Dương, các nhà lãnh đạo có thể thực hiện những cải cách có ý nghĩa cho một khu vực công bằng và bền vững hơn. Đó là:

- Tăng cường trách nhiệm giải trình của các nhà lãnh đạo chính trị, bằng cách yêu cầu mọi quan chức cấp cao phải công khai thu nhập và tài sản, giám sát chặt chẽ công quỹ và trao quyền cho cảnh sát, tòa án để điều tra và trừng phạt tham nhũng một cách thích đáng.

- Làm trong sạch mối quan hệ giữa chính phủ và doanh nghiệp, bằng cách giám sát sự tham gia của các công ty trong các chiến dịch bầu cử, hoạch định chính sách, và đảm bảo rằng tất cả hợp đồng công được trao một cách công bằng và cạnh tranh.

- Cắt giảm cơ hội hối lộ bằng cách đầu tư vào những hệ thống rõ ràng, không phức tạp để tiếp cận các dịch vụ công.

- Đảm bảo các cuộc bầu cử diễn ra công bằng và không có hành vi mua phiếu hoặc đe dọa, bằng cách củng cố các ủy ban bầu cử độc lập và các cơ quan chống tham nhũng.

- Ban hành và thực thi quyền được thông tin và luật bảo vệ người tố giác, để người dân và nhà báo có thể báo cáo mà không sợ bị trả thù.

- Đặt cộng đồng vào trung tâm của những thay đổi tích cực, bao gồm bằng cách hỗ trợ các nhóm cộng đồng tham gia vào quá trình ra quyết định, giám sát các công ty khai thác và điều tra mức độ đáng lo ngại của tham nhũng tình dục đã được báo cáo trong cuộc khảo sát này.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bồi dưỡng công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng cho cán bộ huyện Văn Yên và Trấn Yên

Bồi dưỡng công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng cho cán bộ huyện Văn Yên và Trấn Yên

(Thanh tra) - Ngày 3/12, tại Trung tâm Hội nghị huyện Văn Yên, Ban Nội chính Tỉnh ủy Yên Bái phối hợp với Huyện ủy Trấn Yên và Huyện ủy Văn Yên tổ chức lớp bồi dưỡng về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp năm 2024. Đây là một hoạt động quan trọng nhằm nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền trong các huyện của tỉnh Yên Bái, đồng thời, tạo ra những bước chuyển biến tích cực trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, và cải cách tư pháp.

Bùi Bình

17:18 03/12/2024
Bắc Mê: Nỗ lực phòng, chống tham nhũng gắn với phát triển bền vững

Bắc Mê: Nỗ lực phòng, chống tham nhũng gắn với phát triển bền vững

(Thanh tra) - Trong những năm qua, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang đã thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống tham nhũng (PCTN). Với sự chỉ đạo quyết liệt từ các cấp lãnh đạo, cùng với các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật và kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa và xử lý tham nhũng, đồng thời, xây dựng một chính quyền trong sạch, minh bạch.

Bùi Bình

09:05 29/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm