MỤC TIÊU, YÊU CẦU, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 2022

1.  Mục tiêu

 Mục tiêu của THTK, CLP năm 2023 là đẩy mạnh công tác THTK, CLP trong các lĩnh vực, góp phần huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phòng, chống, ngăn chặn đại dịch Covid-19, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu. Góp phần đẩy mạnh công tác THTK, CLP, đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn kinh phí, tài sản Nhà nước trong cơ quan, đơn vị.

2.  Yêu cầu

 THTK, CLP phải bám sát chủ trương, định hướng tại các nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo của UBND tỉnh, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ và bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, không để ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, đơn vị.

THTK, CLP phải được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, mang tính thường xuyên của của toàn thể công chức và người lao động Thanh tra tỉnh trong thực hiện nhiệm vụ được giao, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị để tạo chuyển biến tích cực trong THTK, CLP.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện chương trình THTK, CLP; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về các lĩnh vực liên quan đến THTK, CLP xử lý nghiêm các vi phạm quy định về THTK, CLP.

3.  Nhiệm vụ trọng tâm

 Thực hiện ngân sách Nhà nước theo hướng bảo đảm chi ngân sách Nhà nước tiết kiệm, hiệu quả và theo đúng dự toán được cấp có thẩm quyền thông qua. Tiếp tục quán triệt nguyên tắc công khai, minh bạch và yêu cầu triệt để tiết kiệm, CLP trong triển khai nhiệm vụ. Chỉ trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, nghị quyết, quyết định, đề án, nhiệm vụ mới khi thực sự cần thiết và có nguồn bảo đảm. Thực hiện đúng dự toán ngân sách Nhà nước được HĐND tỉnh quyết định.

Đẩy mạnh triển khai thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, các văn bản quy định chi tiết thi hành luật; Nghị quyết số 132/2020/NQ-HĐND ngày 10/12/2020 của HĐND tỉnh Gia Lai về việc sửa đổi một số điều của quy định phân cấp thẩm quyền quyết định trong việc quản lý, sử dụng tài sản công của tỉnh Gia Lai ban hành kèm theo Nghị quyết số 87/2018/NQ-HĐND ngày 12/7/2018 của HĐND tỉnh Gia Lai Ban hành quy định phân cấp thẩm quyền quyết định trong việc quản lý, sử dụng tài sản công của tỉnh Gia Lai, góp phần quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, khai thác có hiệu quả tài sản công, phòng, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng, phát huy nguồn lực nhằm tái tạo tài sản và phát triển kinh tế - xã hội.

Nâng cao nhận thức của công chức, người lao động, trong chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu, giải pháp về THTK, CLP. Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền cũng như thanh tra, kiểm tra về THTK, CLP gắn với cơ chế khen thưởng, kỷ luật kịp thời nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét về nhận thức và tổ chức thực hiện ở cơ quan, đơn vị.

MỘT SỐ CHỈ TIÊU TIẾT KIỆM, CLP

1. Trong quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước

 Năm 2023, thực hiện siết chặt ngân sách Nhà nước, đảm bảo chi ngân sách Nhà nước tiết kiệm, hiệu quả và theo đúng dự toán được cấp có thẩm quyền thông qua.

Sử dụng dự toán hằng năm bố trí cho cơ quan, triệt để tiết kiệm, trong đó: Tiết kiệm các khoản chi thường xuyên đảm bảo theo quy định (không kể tiền lương và các khoản có tính chất lương).

Phấn đấu tiết kiệm các khoản chi ngân sách; hạn chế tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, chi tiếp khách, tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm, tiết kiệm trong công tác sử dụng xăng xe, điện thoại, điện, nước, văn phòng phẩm, sách, báo, tạp chí... đảm bảo phục vụ yêu cầu công tác và phù hợp với diễn biến của dịch bệnh Covid 19, dành nguồn phòng chống và khắc phục hậu quả của dịch bệnh và thực hiện cải cách chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội theo tinh thần  Nghị quyết số 27-NQ/TW và Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.

Từng bước thực hiện đổi mới phương thức quản lý ngân sách Nhà nước theo kết quả thực hiện nhiệm vụ đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

Thực hiện đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đơn vị hành chính sự nghiệp đảm bảo công khai, minh bạch.

2. Trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công

 Thực hiện nghiêm các quy định của Luật Đầu tư công, đảm bảo công khai, minh bạch trong đấu thầu, tăng cường đấu thầu rộng rãi, công khai, hạn chế việc chỉ định thầu. Tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư theo đúng quy định của Nhà nước đảm bảo tiến độ thực hiện dự án và thời hạn giải ngân, sử dụng vốn hiệu quả.

3. Trong quản lý, sử dụng tài sản công

 Triển khai đồng bộ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 và các văn bản hướng dẫn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công và khai thác hợp lý nguồn lực từ tài sản công.

Thực hiện mua sắm tài sản theo đúng tiêu chuẩn, định mức và chế độ quy định. Trình tự, thủ tục mua sắm tài sản Nhà nước phải bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật; đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Tài sản sau khi mua sắm phải hạch toán, báo cáo và quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước. Thực hiện việc mua sắm theo phương thức tập trung đối với những hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục phải mua sắm tập trung theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Tăng cường kiểm tra, rà soát tính hiệu quả trong việc sử dụng các tài sản phục vụ công tác qua đó kịp thời phát hiện khắc phục, thay thế, các công cụ phục vụ công tác nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả, hiệu suất lao động.

4. Trong quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động

 Đảm bảo đội ngũ cán bộ, công chức và người lao động đủ số lượng, có cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực; xây dựng cơ cấu cán bộ, công chức theo vị trí việc làm hợp lý; nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy, nâng cao năng lực và trách nhiệm của cán bộ công chức nhằm bảo đảm sự chủ động, kịp thời trong thực hành công vụ.

Thực hiện tốt Quyết định số 01/QĐ-TTr ngày 04/01/2021 của Chánh Thanh tra tỉnh về việc ban hành quy chế chi tiêu nội bộ và quản lý tài sản công năm 2021 và những năm tiếp theo.

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU TIẾT KIỆM, CLP

 1. Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức, đặc biệt là đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong THTK, CLP. Xác định THTK, CLP là nhiệm vụ thường xuyên của đơn vị; phổ biến sâu rộng đến từng công chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý thông qua tổ chức sinh hoạt chuyên đề hoặc phổ biến thông tin pháp luật về THTK, CLP trên trang thông tin điện tử của Thanh tra tỉnh.

2. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa quản lý; gắn kết THTK, CLP với công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng; nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát thủ tục hành chính, trong đó chú trọng việc thẩm định, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật quy định về thủ tục hành chính, tham mưu bãi bỏ các thủ tục hành chính không còn phù hợp.

3. Tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động công vụ, nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, góp phần nâng caonăng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.

4. Tăng cường thực hiện công khai, nâng cao hiệu quả giám sát THTK, CLP: Thanh tra tỉnh thực hiện các quy định về công khai, minh bạch để tạo điều kiện cho việc kiểm tra, thanh tra, giám sát THTK, CLP. Phát huy vai trò giám sát của các tổ chức, đoàn thể trong cơ quan để kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm về THTK, CLP.

5. Thường xuyên kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về THTK, CLP: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện chương trình THTK, CLP; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về các lĩnh vực liên quan đến THTK, CLP.

6. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ tự động hóa, công nghệ thông tin trong hoạt động công tác, khuyến khích công chức và người lao động trong cơ quan sáng tạo các giải pháp hữu ích phục vụ công việc… nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả lao động, tiết kiệm chi phí trong quá trình thực hiện công tác.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Lãnh đạo, trưởng phòng quán triệt, triển khai, giám sát việc thực hiện chương trình này tại đơn vị thuộc phạm vi quản lý.

2. Văn phòng phối hợp với các phòng chuyên môn thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.