Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đẩy mạnh phân cấp quản lý, tổ chức các Chương trình mục tiêu quốc gia

H.Yến

Thứ tư, 20/04/2022 - 22:32

(Thanh tra) - Chính phủ ban hành Nghị định số 27/2022/NĐ-CP quy định cơ chế, quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Một trong các nguyên tắc quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia là đẩy mạnh phân cấp, trao quyền cho địa phương, nhất là cấp cơ sở nhằm nâng cao tính chủ động, linh hoạt trong quản lý, tổ chức thực hiện và giám sát các chương trình mục tiêu quốc gia.

Huy động tối đa vốn tín dụng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

Nghị định số 27/2022/NĐ-CP cũng quy định rõ việc huy động và sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng, nguồn vốn hợp pháp khác thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Nghị định quy định huy động tối đa nguồn vốn tín dụng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia thông qua các chính sách tín dụng cho từng đối tượng, nội dung thuộc phạm vi đầu tư từng chương trình mục tiêu quốc gia. Cơ chế huy động nguồn vốn tín dụng thực hiện theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Căn cứ các chính sách tín dụng của Nhà nước, UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định quy mô, bố trí ngân sách địa phương thực hiện chính sách tín dụng, hỗ trợ tín dụng cho từng đối tượng, lĩnh vực, nội dung, hoạt động thuộc từng chương trình mục tiêu quốc gia bảo đảm phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương và quy định của pháp luật về quản lý vốn tín dụng chính sách.

Sử dụng nguồn vốn tín dụng thực hiện theo quy định của từng chính sách tín dụng và các quy định của pháp luật về hoạt động tín dụng; khuyến khích cho vay ủy thác qua hệ thống ngân hàng chính sách xã hội.

Huy động vốn đóng góp trên tinh thần tự nguyện

Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định về việc huy động và sử dụng nguồn vốn hợp pháp khác thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Cụ thể, huy động, thu hút nguồn vốn từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vào thực hiện các dự án hỗ trợ sản xuất và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

Huy động nguồn đóng góp tự nguyện của người dân (bằng tiền, hiện vật hoặc ngày công lao động), doanh nghiệp, tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia đảm bảo sự tham gia đóng góp phải trên tinh thần tự nguyện, công khai, minh bạch, rõ trách nhiệm giải trình theo quy định của pháp luật.

Nghị định quy định rõ vốn huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thông qua các chính sách thu hút đầu tư được sử dụng theo quy định của pháp luật đầu tư, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

Đóng góp (bằng tiền hoặc hiện vật) của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện phân bổ, sử dụng theo quy định của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Đóng góp tự nguyện (bằng tiền, hiện vật hoặc ngày công lao động) của cộng đồng dân cư tham gia thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia do cộng đồng dân cư trực tiếp quản lý, sử dụng.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thái Bình: Giám sát việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước tại Sở Tài chính

Thái Bình: Giám sát việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước tại Sở Tài chính

(Thanh tra) - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Thái Bình Đặng Thanh Giang yêu cầu, Sở Tài chính tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước; thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện và có giải pháp quyết liệt chỉ đạo thực hiện triệt để các nội dung kiến nghị còn tồn đọng…

Trọng Tài

22:56 04/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm