Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hải Hà
Thứ tư, 02/04/2025 - 14:13
(Thanh tra) - Dự kiến, tổng số đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh sau sắp xếp giảm khoảng 50%, đảm bảo tương quan hợp lý, tránh tạo sự giãn cách lớn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số giữa các xã, phường mới sau sắp xếp.
Bắc Ninh dự kiến giảm khoảng 50% đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp. Ảnh: S.T
Sáng 2/4, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức hội nghị Ban Chỉ đạo Xây dựng Đề án không tổ chức đơn vị hành chính cấp huyện và sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Bắc Ninh.
Ông Vương Quốc Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh chủ trì hội nghị.
Theo báo cáo của Sở Nội vụ, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 8 huyện, thị xã, thành phố với tổng 121 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: 66 xã, 50 phường và 5 thị trấn.
Thực hiện Kết luận số 137-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp; dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính, thời gian qua, Sở Nội vụ Bắc Ninh đã phối hợp với các cơ quan chức năng rà soát, tham mưu, xây dựng các phương án sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.
Dự kiến, tổng số đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp giảm khoảng 50%, đảm bảo tương quan hợp lý, tránh tạo sự giãn cách lớn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số giữa các xã, phường mới sau sắp xếp.
Đồng thời, phát huy tiềm năng, lợi thế, mở rộng không gian phát triển của địa phương, bảo đảm chính quyền cấp cơ sở gần dân, sát dân và phục vụ người dân được tốt nhất.
Trong thời gian tới, Sở Nội vụ Bắc Ninh cho biết, tiếp tục hoàn thiện dự thảo đề án, báo cáo xin ý kiến cấp trên và tổ chức lấy ý kiến Nhân dân từ ngày 18-23/4; từ ngày 24 - 25/4, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành nghị quyết tán thành chủ trương không tổ chức đơn vị hành chính cấp huyện, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã để trình Chính phủ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bắc Ninh trong ngày 25/4/2025.
Tại hội nghị, các thành viên Ban Chỉ đạo tập trung đóng góp ý kiến về số lượng đơn vị xã, phường sau sáp nhập; tên gọi và trụ sở hành chính các đơn vị hành chính mới; việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân…
Chủ tịch UBND tỉnh Vương Quốc Tuấn ghi nhận và đánh giá cao tinh thần chủ động, trách nhiệm của Sở Nội vụ trong việc xây dựng các phương án sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.
Trên tinh thần quan điểm, định hướng của Trung ương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh thống nhất trình cấp có thẩm quyền phương án giảm khoảng 50% số đơn vị hành chính cấp xã sau sáp nhập.
Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Nội vụ tiếp thu các ý kiến, tiếp tục rà soát, hoàn thiện phương án sắp xếp để báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét theo đúng thời gian quy định.
Trong đó, bổ sung thêm phương án đặt tên xã, phường mới sau sáp nhập theo địa danh hiện tại; phường, xã trung tâm khi sáp nhập thêm địa phương khác thì lấy tên mới là huyện, thị xã, thành phố cũ và không được đặt trùng với tên tỉnh.
Nghị quyết số 1255/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2023-2025 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/12/2024.
Sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã theo Nghị quyết số 1255, đến nay tỉnh Bắc Ninh có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện, 2 thị xã và 2 thành phố; 121 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 66 xã, 50 phường và 5 thị trấn (giảm 5 đơn vị hành chính cấp xã so với trước đó).
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Trung tâm Truyền thông - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cho biết, Bộ GDĐT mới ban hành Công văn số 1581/BGDĐT gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc bảo đảm duy trì, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục công lập tại các đơn vị hành chính khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Đan Quế
(Thanh tra) - Năm 2024, TP Hạ Long tiếp tục khẳng định vị thế là địa phương dẫn đầu tỉnh Quảng Ninh trong 3 chỉ số quan trọng: Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp huyện (DDCI) và Chỉ số chuyển đổi số (DTI). 2 chỉ số còn lại là SIPAS (Mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành chính công) và DGI (Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công) cũng ghi nhận sự cải thiện đáng kể so với năm trước.
Trọng Tài
Nguyên Phê
Uyên Phương
Văn Thanh
Giang Sơn
Trần Quý
Hương Trà
Đan Quế
Thái Hải
Hải Hà
Trà Vân
Trung Hà
Hà Anh
Nam Dũng
Ngọc Diễm
Hương Trà
T.Vân