Theo ThS Đỗ Công Định, các cơ quan thanh tra trong thời gian qua đã khẳng định được vai trò của mình trong hoạt động BCXB. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) và xử lý vi phạm trong lĩnh vực BCXB ngày càng sâu sát, phát huy hiệu quả tích cực, thể hiện sự “không có vùng cấm” hay buông lỏng trong quản lý hoạt động BCXB.

Bên cạnh những kết quả đạt được, còn những hạn chế trong việc thể hiện vai trò của cơ quan thanh tra trong quản lý hoạt động BCXB, cụ thể là: Hệ thống các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra còn một số điểm bất cập; công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với các cơ quan thanh tra trong thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giải quyết KNTC và xử lý vi phạm trong lĩnh vực BCXB chưa thường xuyên, liên tục, chưa bảo đảm sự thông suốt giữa Trung ương và địa phương. Vai trò của cơ quan thanh tra chưa nổi bật trong góp phần hoàn hiện cơ chế, chính sách; một số hoạt động thanh tra, giải quyết KNTC và xử lý vi phạm còn chậm, chưa kịp thời; sự phối hợp giữa cơ quan thanh tra với các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong nhiều vụ việc chưa thực sự chặt chẽ.

Theo chủ nhiệm đề tài, có nhiều nguyên nhân làm hạn chế vai trò của cơ quan thanh tra trong quản lý hoạt động BCXB, trong đó có nguyên nhân từ nhận thức, nguyên nhân từ thể chế và nguyên nhân từ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, sự phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ quản BCXB; nguyên nhân từ tố chức bộ máy và đội ngũ công chức trong các cơ quan thanh tra trong lĩnh vực BCXB; nguyên nhân từ ý thức, trách nhiệm và sự phối với của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác đối với hoạt động thanh tra, giải quyết KNTC và xử lý vi phạm trong hoạt động BCXB.

Việc nhận diện rõ các nguyên nhân là cơ sở để đưa ra được quan điểm, định hướng và giải pháp nâng cao vai trò của cơ quan thanh tra trong quản lý hoạt động BCXB.

Theo đó, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý Nhà nước đối với hoạt động BCXB. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả Quy hoạch Phát triển và Quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025; thường xuyên chỉ đạo, định hướng các cơ quan BCXB thông tin, đầy đủ, kịp thời các nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư… phản ánh đậm nét những diễn biến quan trọng trong đời sống chính trị đất nước. Chỉ đạo các nhà xuất bản xuất bản ấn phẩm đúng định hướng của Đảng, bám sát nhiệm vụ trọng tâm của đất nước; định hướng chiến lược, kế hoạch phát triển ngành Xuất bản Việt Nam theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại; phát triển nền tảng xuất bản điện tử dùng chung, tăng số lượng nhà xuất bản đăng ký hoạt động xuất bản điện tử.

Đặc biệt, để nâng cao vai trò cơ quan thanh tra trong quản lý hoạt động BCXB trước hết cần hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực này. Bổ sung, sửa đổi hoàn thiện các quy định về BCXB .

Hoàn thiện về thanh tra, kiểm tra và pháp luật về BCXB phải bảo đảm tính khả thi của các quy định, tạo điều kiện để các cơ quan thanh tra thực hiện tốt nhiệm vụ nhưng đồng thời cũng tạo điều kiện để BCXB phát triển phù hợp với xu hướng phát triển trong bối cảnh của cách mạng công nghệ 4.0 và điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội ở Việt Nam.

leftcenterrightdel
 Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: TH

Theo ThS Đỗ Công Định, trong lĩnh vực BCXB cần ban hành nghị định và các thông tư về thanh tra chuyên ngành thông tin và truyền thông, trong đó hướng dẫn về tổ chức thanh tra, kiểm tra chuyên ngành BCXB. Ngoài ra, thực hiện Luật Thanh tra 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng cần ban hành văn bản hướng dẫn việc tiến hành kiểm tra chuyên ngành thông tin và truyền thông, trong đó có nội dung kiểm tra chuyên ngành về BCXB.

Tăng cường sự chỉ đạo, lãnh đạo trong việc xác định, nhiệm vụ, phân công, phân cấp hợp lý và kiểm soát nhiệm vụ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết KNTC và xử lý vi phạm trong hoạt động BCXB. Trong đó nhấn mạnh hạn chế sự chồng chéo về đối tượng, phạm vi, nội dung thanh, kiểm tra trong lĩnh vực BCXB, đặc biệt là chồng chéo, trùng lặp giữa thanh tra bộ, sở với các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành BCXB. Kế hoạch thanh tra, kiểm tra hoạt động BCXB cần bám sát đời sống BCXB và nội dung quản lý Nhà nước, những vấn đề phát sinh trong lĩnh vực này.

Cần thanh tra, kiểm tra thường xuyên và đột xuất lĩnh vực BCXB và giải quyết kịp thời những KNTC, kiến nghị, phản ánh phát sinh trong lĩnh vực BCXB; xử lý nghiêm những hành vi vi phạm của cơ quan BCXB.

Nâng cao chất lượng tuyển dụng, sử dụng công chức và hướng dẫn nghiệp vụ đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ thanh tra viên, công chức được giao nghiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong các cơ quan thanh tra lĩnh vực BCXB.

Cùng với đó, nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác BCXB và truyền thông chính sách.

Ngoài ra, cần nâng cao năng lực, trách nhiệm của cơ quan chủ quản BCXB; chủ động, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chỉ đạo, quản lý BCXB và chính quyền địa phương trong việc rà soát, chấn chỉnh hoạt động của cơ quan BCXB, đặc biệt là văn phòng đại diện, phóng viên thường trú của cơ quan báo chí bảo đảm tuân thủ đúng pháp luật.

Quan tâm, tạo cơ chế để cơ quan BCXB có điều kiện nâng cấp, kiện toàn cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc và thực hiện nhiệm vụ chính trị; đồng thời thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ và chấp hành pháp luật của cơ quan BCXB…

Cho ý kiến tại hội thảo, các đại biểu tham dự đánh giá cao sự chuẩn bị của đề tài.

Chương III đã đưa ra các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra trong hoạt động quản lý BCXB. Tuy nhiên, đề tài cần nhấn mạnh “vai trò” của những cơ quan quản lý BCXB như Bộ Thông tin và Truyền thông, của cơ quan quản lý cấp tỉnh đối với lĩnh vực này.

Tại Chương 2 cần đánh giá thực trạng pháp luật về thanh tra chuyên ngành; thực trạng pháp luật về BCXB; hoạt động thanh tra chuyên ngành (nêu chung tình trạng BCXB, tình trạng hoạt động thanh tra trong hoạt động BCXB). Trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng để đề xuất các giải pháp khắc phục...

Thái Hải