Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Người bệnh bảo hiểm y tế được thanh toán khi mua thuốc ngoài bệnh viện trong trường hợp nào?

Phương Anh

Thứ tư, 30/10/2024 - 15:57

(Thanh tra) - Ngày 30/10, Bộ Y tế tổ chức Hội thảo phổ biến Thông tư số 22/2024/TT-BYT quy định về thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế đi khám bệnh, chữa bệnh.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, thời gian qua, Bộ Y tế đã có nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế. Ảnh: PA

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, thời gian qua, Bộ Y tế đã có nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế.

Tuy nhiên, ở một số nơi vẫn có tình trạng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung ứng không đầy đủ, không kịp thời cho người bệnh. Điều này dẫn đến tình trạng người bệnh phải mua thuốc, vật tư y tế ở ngoài cơ sở khám, chữa bệnh.

“Tại bất kỳ thời điểm nào, việc thiếu thuốc, vật tư y tế vẫn có thể xảy ra bởi những nguyên nhân khách quan như đã thực hiện đấu thầu nhưng không có đơn vị trúng thầu; hoặc đã ký hợp đồng cung ứng với nhà thầu nhưng tại thời điểm chỉ định thuốc, vật tư y tế, thiết bị y tế cho người bệnh, nhà cung cấp không cung ứng được do thiếu nguồn cung hay hàng hóa về chậm…”, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhấn mạnh.

Để đảm bảo quyền lợi của người bệnh bảo hiểm y tế khi cơ sở khám, chữa bệnh không cung ứng đủ thuốc, thiết bị y tế, ngày 18/10/2024, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 22/2024/TT-BYT quy định thanh toán bảo hiểm y tế trực tiếp về chi phí thuốc, thiết bị y tế cho bệnh nhân bảo hiểm y tế, có hiệu lực từ 1/1/2025.

Theo đại diện Vụ Bảo hiểm y tế, trách nhiệm cung ứng thuốc, thiết bị y tế là của cơ sở y tế, do đó phải bằng mọi cách, cố gắng hết sức để mua sắm, đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho người bệnh. Ảnh: PV

Quy định thanh toán trực tiếp có các điều kiện cụ thể: Thuốc thuộc danh mục thuốc hiếm, thiết bị y tế loại C hoặc D, trừ thiết bị y tế chẩn đoán in vitro, thiết bị y tế đặc thù cá nhân. Bên cạnh đó, cơ sở khám, chữa bệnh không có thuốc, thiết bị y tế do các nguyên nhân bất khả kháng. Thông tư cũng quy định mức thanh toán trực tiếp, hồ sơ, thủ tục thanh toán thuốc, thiết bị y tế…

Chia sẻ tại hội thảo, bà Vũ Nữ Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế) cho biết, Thông tư mới ban hành quy định cụ thể các trường hợp Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế đi khám bệnh, chữa bệnh.

Thông tư 22 quy định chỉ thanh toán bảo hiểm y tế trực tiếp cho danh mục thuốc hiếm, vì việc thiếu thuốc ở các cơ sở khám, chữa bệnh hầu hết rơi vào thuốc hiếm và thuốc ít có trên thị trường và người mắc bệnh hiếm cần được quan tâm.

Theo danh mục thuốc hiếm được quy định tại Thông tư 26 có hơn 450 hoạt chất được thanh toán, chiếm gần một nửa danh mục các thuốc thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ Bảo hiểm y tế. Trong đó, thuốc điều trị bệnh hiếm có khoảng 214 thuốc, hơn 217 thuốc trong danh mục ít nguồn cung ứng trên thị trường.

"Vì thế, dù được gọi là thuốc hiếm nhưng tổ hợp các sản phẩm được thanh toán trực tiếp này không phải là nhỏ", đại diện Vụ Bảo hiểm y tế nhấn mạnh.

Theo bà Vũ Nữ Anh, trang thiết bị y tế được phân làm 4 loại theo độ rủi ro là A, B, C, D. Trong đó loại A, B là nhóm có độ rủi ro thấp, có thể thay thế được như bông, băng, cồn, gạc… (vật tư tiêu hao), thì không được thanh toán trực tiếp.

“Điều kiện áp dụng Thông tư rất chặt chẽ, không thực hiện đúng sẽ có nhiều vướng mắc, đồng thời đảm bảo không có lạm dụng, trục lợi. Vì thế, chúng ta cần xem xét cụ thể, trường hợp nào, điều kiện nào được áp dụng Thông tư này để kê đơn người bệnh ra ngoài mua”, Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế nhấn mạnh.

Bà Vũ Nữ Anh cũng khẳng định, trách nhiệm cung ứng thuốc, thiết bị y tế là của cơ sở y tế, do đó phải bằng mọi cách, cố gắng hết sức để mua sắm, đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho người bệnh. Khi không được nữa thì mới áp dụng Thông tư 22. Thông tư này cũng chỉ giải quyết tình huống, nhằm một phần nào đó bảo đảm quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế, bù đắp một phần chi phí mà người bệnh tự bỏ ra chứ không phải toàn bộ.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Công tác phòng, chống tác hại thuốc lá tại Lâm Đồng còn nhiều khó khăn

Công tác phòng, chống tác hại thuốc lá tại Lâm Đồng còn nhiều khó khăn

(Thanh tra) - Đánh giá chung việc thực hiện môi trường không khói thuốc trên địa bàn, Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng cho biết công tác này còn gặp khó khăn do việc mua bán thuốc lá diễn ra khá dễ dàng, phổ biến, các địa điểm cấm hút thuốc lá thường không đủ lực lượng giám sát, nhắc nhở cũng như không có thẩm quyền xử phạt…

Phương Anh

20:59 22/11/2024
Tăng cường thanh tra an toàn thực phẩm dịp cuối năm

Tăng cường thanh tra an toàn thực phẩm dịp cuối năm

(Thanh tra) -Thời điểm cuối năm, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân tăng cao. Đây cũng là thời điểm thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn có cơ hội trà trộn vào thị trường, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Phương Anh

20:58 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm