Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ hai, 29/11/2021 - 17:07
(Thanh tra) - Đó là tên đề tài khoa học cấp bộ do ThS Đỗ Công Định, Phó Tổng Biên tập Báo Thanh tra, làm Chủ nhiệm, vừa được Hội đồng Khoa học Thanh tra Chính phủ tổ chức phê duyệt nghiên cứu sáng nay - 29/11.
Ông Đỗ Công Định cho rằng, các cơ quan thanh tra đóng vai trò rất quan trọng thông qua việc kịp thời phát hiện những lỗ hổng về thể chế, cũng như bất cập trong chỉ đạo, quản lý BCXB. Ảnh: TH
Theo ThS Đỗ Công Định, trong thời gian qua, công tác chỉ đạo, quản lý báo chí, xuất bản (BCXB) có nhiều chuyển biến tích cực. Hệ thống các văn bản chỉ đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước đối với BCXB từng bước hoàn thiện. Việc chỉ đạo, định hướng nội dung chính trị, tư tưởng, nhất là đối với các vấn đề quan trọng, phức tạp nhạy cảm được quan tâm hơn. Hiệu quả phối hợp chỉ đạo, quản lý BCXB được nâng cao.
Tuy nhiên, quản lý hoạt động BCXB vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập mà nguyên nhân cơ bản nằm ở công tác chỉ đạo quản lý BCXB chưa theo kịp sự phát triển; năng lực nắm bắt, phát hiện vấn đề, chủ động kiểm soát tình hình còn hạn chế; sự phối hợp của các cơ quan chỉ đạo, quản lý, chủ quản BCXB và các cơ quan liên quan thiếu chặt chẽ, một số trường hợp còn lơi lỏng.
Trong hoạt động báo chí, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, báo chí đã đối mặt với những khó khăn mà pháp luật chưa bao quát hết, đặc biệt là sự xuất hiện và sức ảnh hưởng gia tăng của các xu hướng báo chí và truyền thông như: Xu hướng báo chí đa phương tiện, xu hướng “báo chí công nghệ”; xu hướng sử dụng báo chí “trí tuệ nhân tạo” và cung cấp nội dung xuyên biên giới…
Đối với lĩnh vực hoạt động xuất bản cũng gặp không ít hạn chế, gây ra những bất cập, khó khăn cho công tác quản lý như: Liên kết trong lĩnh vực xuất bản không kiểm soát được nội dung, chất lượng sách liên kết; cho ra đời những xuất bản phẩm kém chất lượng; các cơ quan thẩm quyền chưa có cơ chế quản lý tốt, chặt chẽ các hình thức xuất bản trên mạng internet, sách điện tử; cơ chế kiểm tra và xử phạt vi phạm chưa thực hiện nghiêm minh, không bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể liên quan đến hoạt động xuất bản như tác giả, độc giả, nhà xuất bản…
Trước những bất cập như trên, các cơ quan thanh tra đóng vai trò rất quan trọng thông qua việc kịp thời phát hiện những lỗ hổng về thể chế, cũng như những bất cập (thậm chí tiêu cực, tham nhũng) trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động BCXB, đặc biệt trong lĩnh vực cấp, thu hồi các loại giấy phép; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật.
Với những lý do trên, đề tài dự kiến nghiên cứu 3 nội dung: Cơ sở lý luận về vai trò của cơ quan thanh tra trong quản lý hoạt động BCXB; Thực trạng vai trò của cơ quan thanh tra trong quản lý hoạt động BCXB; Quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao vai trò của cơ quan thanh tra trong quản lý hoạt động BCXB.
Cho ý kiến vào nội dung thuyết minh, TS Nguyễn Tuấn Khanh, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra (CL&KHTT), Ủy viên Phản biện 1, Hội đồng Tư vấn và Tuyển chọn Đề tài cho rằng, nội dung thuyết minh thể hiện rõ ràng, logic. Về mục tiêu chung, cần làm rõ về cơ sở lý luận, đánh giá đúng đắn thực trạng vai trò của thanh tra trong quản lý hoạt động BCXB.
Về mục tiêu cụ thể, đề tài phải bổ sung vai trò hoạt động của thanh tra trong quản lý hoạt động BCXB hiện nay; các yếu tố ảnh hưởng tới vai trò của thanh tra trong lĩnh vực quản lý hoạt động BCXB. Đồng thời, cần phân tích rõ những ưu điểm, chỉ ra những tồn tại nguyên nhân về vai trò của thanh tra trong quản lý hoạt động BCXB.
Về phạm vi về không gian cần khoanh lại ở cơ quan Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) và thanh tra sở TT&TT trong quản lý hoạt động BCXB.
Đối với nội dung nghiên cứu: Ở nội dung 1 cần thống nhất cách sử dụng từ ngữ cho logic với tên đề tài. Cần làm rõ vấn đề chung về quản lý hoạt động BCXB (nội dung, thẩm quyền/chủ thể trong quản lý hoạt động BCXB), các phương diện thể hiện vai trò của cơ quan thanh tra trong việc góp phần hoàn thiện chính sách về quản lý hoạt động BCXB; phòng ngừa, phát hiện và xử lý những vi phạm trong quản lý BCXB; các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của cơ quan thanh tra trong quản lý hoạt động BCXB. Nội dung 2 cần đánh giá thực trạng trên các phương diện vai trò của cơ quan thanh tra trong quản lý hoạt động BCXB. Nội dung 3, cần đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quản lý hoạt động BCXB; phòng ngừa phát hiện các vi phạm trong quản lý hoạt động BCXB.
Đồng ý kiến với ông Khanh, ThS Đào Trung Kiên, Ủy viên Phản biện 2, Tổng Biên tập Tạp chí Thanh tra, cho rằng đề tài hợp lý về nội dung thanh tra về quản lý hoạt động BCXB.
Tuy nhiên, ông Kiên đề nghị, để hoàn thiện, thuyết minh cần bổ sung phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp số liệu của hoạt động thanh tra trong quản lý BCXB.
Theo ThS Phạm Thị Thu Hiền, Phó Viện trưởng Viện CL&KHTT, thuyết minh được chuẩn bị cẩn thận; lực lượng nghiên cứu có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực báo chí, tuy nhiên cần bổ sung lực lượng nghiên cứu từ Thanh tra Bộ TT&TT. Tính cấp thiết đã chỉ ra được những tồn tại, hạn chế trong quản lý hoạt động BCXB, tuy nhiên cần tiếp cận vào đúng mục tiêu đề ra là vai trò của cơ quan thanh tra trong quản lý hoạt động BCXB.
ThS Lê Văn Đức, Phó Trưởng phòng Thông tin, Viện CL&KHTT đề nghị, Chủ nhiệm cần biên tập lại nội dung bảo đảm ngắn gọn, logic. Bổ sung rõ vai trò của cơ quan thanh tra thể hiện trên các phương diện gì (hoàn thiện chính sách pháp luật; phát hiện sai phạm; phát huy những nhân tố tích cực của báo chí (thông qua các cuộc thi như cuộc chí báo chí về phòng, chống tham nhũng).
Tổng hợp ý kiến, TS Lê Tiến Hào, nguyên Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn và Tuyển chọn Đề tài cho rằng, đề tài là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, đề tài cần luận giải rõ vai trò của cơ quan thanh tra trong quản lý hoạt động BCXB. Trong đó, vai trò chủ yếu là thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong quản lý hoạt động BCXB (chủ yếu là thanh tra chuyên ngành về quản lý hoạt động BCXB).
Về nội dung, cần chỉnh sửa lại cho ngắn gọn, rõ ý hơn, sát với tên đề tài, cần phân tích làm rõ nội dung các phương diện thể hiện của thanh tra; các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của cơ quan thanh tra là công cụ quan trọng trong việc phát hiện và xử lý liên quan đến hoạt động BCXB. Thực trạng pháp luật về vai trò của cơ quan thanh tra; quan điểm giải pháp nâng cao vai trò của cơ quan thanh tra….
Kết thúc buổi họp, trên cơ sở các nội dung nghiên cứu và các ý kiến góp ý của các thành viên, Hội đồng thống nhất phê duyệt thuyết minh đề tài để triển khai nghiên cứu trong 2 năm 2022 - 2023. Đồng thời đề nghị Ban Chủ nhiệm đề tài hoàn thiện thuyết minh theo các ý kiến góp ý của Hội đồng.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sáng ngày 22/11/2024, Thanh tra tỉnh Quảng Bình đã công bố quyết định về việc điều động, bổ nhiệm nhiều vị trí cán bộ cấp phòng tại Thanh tra tỉnh.
Lê Hữu Chính
17:40 22/11/2024(Thanh tra) - Trong năm 2024, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Nam đã tiến hành 810 vụ kiểm tra thị trường, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Trong đó, số vụ vi phạm bị xử lý 415 vụ (số vụ vi phạm QLTT xử phạt 414 vụ, số vụ chuyển xử lý hình sự 1 vụ); thu hồi nộp ngân sách Nhà nước số tiền 2.500.821.495 đồng.
Lâm Ánh
15:43 22/11/2024Phương Hiếu
12:31 22/11/2024Phương Hiếu
16:23 21/11/2024Trần Kiên
PV
PV
Thu Huyền
Văn Thanh
T.Thanh
Bài và ảnh: Quỳnh Mai
Phương Anh
Phương Anh
Trung Hà
Thái Hải