Theo dõi Báo Thanh tra trên
Lê Hữu Chính
Thứ tư, 30/10/2024 - 20:08
(Thanh tra) - Ngày 30/10, sau hơn 24h kể từ thời điểm lũ rút, "rốn lũ" huyện Lệ Thủy và một số xã vùng trũng huyện Quảng Ninh (Tân Ninh, Hiền Ninh) vẫn còn hàng ngàn ngôi nhà đang bị ngập. Chính quyền địa phương và người dân nơi đây đang tiến hành khẩn trương khắc phục hậu quả với phương châm “nước rút đến đâu, khắc phục đến đó”.
Thuyền nan vùng biển bãi ngang vào cứu hộ người dân Lệ Thủy. Ảnh: HN
Nhiều thiệt hại về người và tài sản
Chiều 30/10, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Bình cho biết: Đến thời điểm này, mưa lũ tại Quảng Bình đã làm 5 người chết, thi thể của họ đã được lực lượng chức năng tìm thấy và bàn giao cho gia đình lo hậu sự. Trong đó có trường hợp đoàn viên Lê Ngọc Hơn bị lũ cuốn trôi khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn. Theo Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Bình Đặng Đại Bàng: Sự hi sinh của anh Hơn thật trân trọng và đáng được ghi nhận. Tỉnh Đoàn Quảng Bình đang đề xuất Trung ương Đoàn truy tặng Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho anh Hơn và đồng thời phối hợp địa phương xem xét làm hồ sơ đề nghị công nhận liệt sỹ cho anh Lê Ngọc Hơn.
Tính đến 17h30 ngày 30/10, mưa lũ đã gây thiệt hại rất nặng nề với 70.000 con gia cầm bị chết; gần 500 gia súc bị chết và cuốn trôi; 791 ha hoa màu, rau màu bị hư hại, diện tích nuôi cá áo hồ nhỏ và lớn tổng cộng gần 1.000 ha bị hư hại...
Bên cạnh đó, 84 điểm trường bị ảnh hưởng, trong đó có 486 phòng học, 20 trạm y tế bị ngập nước; gần 10km các tuyến đường bị sạt trượt, hư hỏng; nhiều tuyến kênh mương, đê bao bị sạt lở, hư hỏng. Lũ lớn cũng đã nhấn chìm 5 tàu cá khi đang neo đậu...
Tập trung khắc phục hậu quả
Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Bình, ngay từ đầu, tỉnh Quảng Bình đã ban hành Công điện số 18/CĐ-BCH ngày 21/10/2024 về việc chủ động ứng phó với thời tiết nguy hiểm trên biển và mưa lớn. Tiếp đó là các công điện nhằm triển khai ứng phó với bão Trami và mưa lũ. UBND tỉnh Quảng Bình đã triển khai các đoàn kiểm tra tại 8 huyện, thành phố và thị xã trên địa bàn tỉnh và sẵn sàng triển khai thực hiện các phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro. Nhờ đó, hiệu quả ứng phó với bão lũ lần này được nâng lên đáng kể. Ngày 29/10/2024, UBND tỉnh Quảng Bình cũng đã có Công điện số 21/CĐ-UBND về việc tiếp tục ứng phó và tập trung khắc phục hậu quả bão số 6 và mưa lũ. Theo đó, 2 huyện Quảng Ninh Lệ Thủy đã thành lập các đoàn trực tiếp về các khu dân cư ngập sâu, các thôn, bản bị chia cắt để tiếp tế lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân; tiếp tục chỉ đạo các lực lượng chức năng phối hợp với chính quyền địa phương tiếp tế lương thực cho người dân với mục tiêu “không để bất cứ người dân nào bị đói do ngập lụt”.
Các lực lượng chức năng của chính quyền được huy động tối đa nhằm triển khai dọn dẹp vệ sinh môi trường cho các trường học, bệnh viện và trạm y tế. Lực lượng y tế sẵn sàng phòng chống dịch bệnh; lực lượng giao thông khắc phục nhanh các điểm sạt lở nhằm đảm bảo giao thông thông suốt các tuyến quốc lộ cũng như tỉnh lộ.
UBND huyện Lệ Thủy đã thành lập tổ tiếp nhận hàng cứu trợ tại 2 khu vực là ngã tư Cam Liên (xã Cam Thủy) và chợ Động (xã Mai Thủy). Tất cả nhu yếu phẩm của các cá nhân, tổ chức sau khi địa phương tiếp nhận sẽ vận chuyển bằng thuyền của ngư dân vùng biển Ngư Thủy, Ngư Thủy Bắc tiếp tế cho người dân. Tại các thôn như Đồng Tư (xã Hiền Ninh) , Hữu Tân (xã Tân Ninh), huyện Quảng Ninh cũng đã bố trí nhiều cano của Công an và điều động thuyền của người dân sẵn sàng vận chuyển lương thực hỗ trợ cho các hộ neo đơn, có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách, người già…
Điện lực Quảng Bình cũng đã sớm cấp điện trở lại trong chiều ngày 30/10. Theo thông tin từ Điện lực Quảng Bình: Cao điểm nhất trong đợt bão lụt này, toàn tỉnh có hơn 180.000 khách hàng mất điện, tập trung nhiều ở các địa bàn ngập sâu, giao thông chia cắt tại các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, TP. Đồng Hới. Tính đến 11 giờ ngày 30/10, đã cấp điện trở lại cho hàng chục nghìn khách hàng bị ảnh hưởng do bão lụt. Hiện vẫn còn khoảng 40 nghìn khách hàng vẫn chưa được đóng điện trở lại, do nằm trong vùng ngập lụt nguy hiểm.
Anh Đặng Thanh Tùng, thôn Xuân Dục 2, xã Xuân Ninh chia sẻ, đợt lụt này đường vào xóm anh bị ngập sâu, tuy nhiên không bị cắt điện nên sinh hoạt trong gia đình vẫn rất thuận lợi. Đặc biệt, khi nước rút, công tác dọn bùn sau lũ nhanh chóng hơn nhờ có sự hỗ trợ của các thiết bị điện.
Chủ tịch UBND xã Xuân Ninh Nguyễn Xuân Thích cho biết, hơn 900 hộ nhà dân ở xã bị ngập lụt, có nhiều nơi ngập sâu hơn 1m. Tuy nhiên, với kinh nghiệm “sống chung với lụt”, người dân địa phương đã rất chủ động trong công tác khắc phục hậu quả sau bão lụt. Thực hiện chỉ đạo cấp trên, UBND xã đang tăng cường công tác vệ sinh môi trường, xử lý rác thải, xác động vật chết, nước sinh hoạt; bảo đảm vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh. “Toàn xã đang khẩn trương khắc phục hậu quả với phương châm “nước rút đến đâu, dọn dẹp đến đó" nhằm sớm đưa cuộc sống sinh hoạt người dân trở lại bình thường” - Chủ tịch xã Nguyễn Xuân Thích nhấn mạnh.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 30/10, sau hơn 24h kể từ thời điểm lũ rút, "rốn lũ" huyện Lệ Thủy và một số xã vùng trũng huyện Quảng Ninh (Tân Ninh, Hiền Ninh) vẫn còn hàng ngàn ngôi nhà đang bị ngập. Chính quyền địa phương và người dân nơi đây đang tiến hành khẩn trương khắc phục hậu quả với phương châm “nước rút đến đâu, khắc phục đến đó”.
Lê Hữu Chính
20:08 30/10/2024(Thanh tra) - Theo Đài Khí tượng thuỷ văn khu vực Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh có khả năng đón đỉnh triều cường vào ngày 2 - 3/11 tới.
Thu Huyền
12:46 30/10/2024Thái Hải
12:19 29/10/2024Phóng viên thường trú
11:59 29/10/2024Minh Tân
19:46 28/10/2024N. Phó
14:43 28/10/2024Hương Giang
T.Thanh
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Thái Hải
Uyên Uyên
Hương Giang
Hải Hà
Thái Hải
Phạm Hưng
Hoàng Nam