Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Vì sao Chính phủ trình dừng dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận?

Thứ tư, 09/11/2016 - 19:16

(Thanh tra) - Chiều ngày 9/11, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, ông Dương Quang Thành, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam giải thích lý do vì sao Chính phủ trình Tờ trình dự thảo Nghị quyết về việc dừng thực hiện Dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận vào ngày 10/11.

Ông Dương Quang Thành, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Theo ông Dương Quang Thành, Chính phủ đã duyệt quy hoạch sơ đồ điện 7, trong điều chỉnh quy hoạch này, không có nhà máy điện hạt nhân đến năm 2030. Bên cạnh đó việc cung ứng điện từ nay đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra nhiều nguồn khác nhau.

“Việc đầu tư điện hạt nhân không cạnh tranh được với các nguồn năng lượng khác về mặt kinh tế. Cho nên trong quy hoạch sơ đồ điện 7 hiệu chỉnh Thủ tướng không đưa nhà máy điện hạt nhân vào trong quy hoạch”, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam Dương Quang Thành nói.

Ngoài ra, theo ông Thành, tại thời điểm hiện nay, nguồn năng lượng sơ cấp như than, dầu khí có giá thành thấp hơn trước đây, nên việc đầu tư điện hạt nhân không cạnh tranh được về mặt kinh tế.

Ông Thành cũng giải thích thêm lý do chính về việc dừng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là hiệu quả đầu tư và nhu cầu chưa phải là cấp thiết so với như dự báo trước đây.

Cụ thể, theo các tính toán mới cho thấy giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng điện năng khoảng 11%, giai đoạn 2021-2030 từ 7-8%, thấp hơn nhiều bối cảnh năm 2009 khi Chính phủ trình Quốc hội dự án điện hạt nhân.

Thời điểm trình nhà máy điện hạt nhân tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nên nhu cầu tăng trưởng điện là từ 17-20%, nên Chính phủ lấy phương án là 22% là phương án điều hành để đảm bảo đủ điện.

“Nguồn năng lượng trong nước thì không đáp ứng được than, dầu khí, thuỷ điện, hơn nữa nguồn năng lượng sơ cấp nhập khẩu tại thời điểm nó giá điện cao nên điện hạt nhân là phương án cạnh tranh”, ông Thành nói rõ.

Theo chương trình kỳ họp 2 vừa được điều chỉnh, Quốc hội sẽ họp riêng để xem xét việc dừng thực hiện Dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

Cụ thể, Quốc hội nghe Tờ trình dự thảo Nghị quyết về việc dừng thực hiện Dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận do Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày.

Tiếp đó, Chủ nhiệm Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về việc dừng thực hiện Dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

Ngày 11/11, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự thảo Nghị quyết về việc dừng thực hiện Dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

Đến ngày 14/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường và nghe Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh giải trình ý kiến của ĐBQH về dự thảo Nghị quyết về việc dừng thực hiện Dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

Ngày 22/11, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc dừng thực hiện Dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

Trước đó, tại Hội nghị Trung ương 4, khóa XII, Ban Chấp hành Trung ương với tinh thần trách nhiệm cao trước Đảng, nhân dân, đất nước, đã xem xét kỹ lưỡng, toàn diện các vấn đề liên quan đến việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tại tỉnh Ninh Thuận; nhất trí cao với Tờ trình của Bộ Chính trị. 

Đồng thời, giao cho Ban cán sự đảng Chính phủ phối hợp với Đảng đoàn Quốc hội tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Trung ương, hoàn thiện báo cáo trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Ngày 25/11/2009, Quốc hội đã quyết định chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận gồm 2 nhà máy, mỗi nhà máy có 2 tổ máy để cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước và tỉnh Ninh Thuận.

Địa điểm xây dựng: Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 đặt tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận; Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 đặt tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.

Dự án có công suất 2 nhà máy trên 4.000 mê-ga-oát (MW) phù hợp với công nghệ và thế hệ lò được chọn; công suất nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 khoảng 2.000 mê-ga-oát (MW); công suất nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 khoảng 2.000 mê-ga-oát (MW);

Công nghệ chính là công nghệ lò nước nhẹ cải tiến, thế hệ lò hiện đại nhất, đã được kiểm chứng, bảo đảm tuyệt đối an toàn và hiệu quả kinh tế tại thời điểm lập dự án đầu tư;

Tổng mức đầu tư: dự toán khoảng 200.000 tỷ đồng (tại thời điểm lập Dự án, quý IV năm 2008).

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cư dân The Beverly rộn ràng nhận nhà sang, sẵn sàng đón Tết lớn

Cư dân The Beverly rộn ràng nhận nhà sang, sẵn sàng đón Tết lớn

(Thanh tra) - Hàng loạt chương trình ưu đãi hấp dẫn cùng tiến độ thi công thần tốc, bàn giao nhanh chóng đã biến phân khu The Beverly tại Vinhomes Grand Park (TP Thủ Đức) trở thành tâm điểm của thị trường bất động sản khu Đông dịp cuối năm.

17:49 27/11/2024
Đất “vàng” công sản 216 Trần Duy Hưng, Hà Nội về tay tư nhân không qua đấu giá: Đây có phải là lãng phí tài sản công không?

Đất “vàng” công sản 216 Trần Duy Hưng, Hà Nội về tay tư nhân không qua đấu giá: Đây có phải là lãng phí tài sản công không?

(Thanh tra) - Không có quy định của pháp luật về chuyển nhượng một phần dự án, nhưng Văn phòng công chứng Nguyễn Tú và UBND Thành phố Hà Nội vẫn “làm thủ tục” cho chuyển một phần dự án thuộc đất công sản cho doanh nghiệp tư nhân mới thành lập “15 ngày tuổi”, khiến dư luận không khỏi nghi ngại về những điều bất thường tại khu “đất vàng” 216 Trần Duy Hưng.

Công Thắng - Nguyễn Long

11:45 27/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm