Theo dõi Báo Thanh tra trên
Mai Mười
Thứ ba, 18/10/2022 - 21:39
(Thanh tra)- TP HCM đề xuất một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP thay thế Nghị quyết số 54, kiến nghị các giải pháp nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc liên quan đến lĩnh vực đất đai.
Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên cho rằng, việc tháo gỡ các vướng mắc, tạo hành lang pháp lý thông thoáng, thống nhất sẽ tạo điều kiện để xã hội phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn. Ảnh: BTC
Ngày 18/10, Thường trực Thành ủy TP HCM có buổi làm việc với đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường về một số nội dung liên quan đến vấn đề đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất.
Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi nêu ra một số vướng mắc, đồng thời kiến nghị nhiều nội dung TP đưa vào dự thảo nghị quyết thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP thay thế Nghị quyết số 54/2017/QH14 của Quốc hội.
Theo UBND TP HCM, có 18 vấn đề khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn. TP xác định có 5 vấn đề đang là điểm nghẽn lớn nhất cần phải được xem xét, tháo gỡ ngay, như tiến độ công tác lập quy hoạch TP chưa đáp ứng yêu cầu của Chính phủ tại Nghị quyết 11/NQ-CP; thủ tục hành chính giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất phụ thuộc vào các quy định pháp luật khác như pháp luật về đầu tư, về đấu thầu, pháp luật về nhà ở, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công…
Trong đó, công tác quy hoạch là một nội dung hết sức quan trọng. Đến thời điểm hiện tại, tiến độ công tác lập quy hoạch TP HCM chưa đáp ứng yêu cầu của Chính phủ. Một phần do đây là loại hình quy hoạch mới, có tính chất phức tạp, nội dung bao trùm, phạm vi nghiên cứu rộng, hình thức hoàn toàn mới so với trước đây, chịu sự điều chỉnh của nhiều pháp luật có liên quan, trong khi cả kinh nghiệm trong nước và quốc tế về nội dung này còn rất hạn chế.
Kế đến là thủ tục hành chính giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất phụ thuộc vào các quy định pháp luật khác như pháp luật về đầu tư, về đấu thầu, pháp luật về nhà ở, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công… trong khi các quy định này chưa thống nhất, đồng bộ, dẫn đến việc giải quyết hồ sơ kéo dài…
TP kiến nghị cho địa phương xây dựng và ban hành hệ số điều chỉnh giá đất phù hợp với tình hình thực tiễn, trình HĐND TP thông qua. Trên cơ sở đó UBND TP ban hành hệ số điều chỉnh giá đất tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với tất cả các khu đất, thửa đất mà không phân biệt giá trị tính theo bảng giá đất.
Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất cùng mục đích sử dụng thì bồi thường bằng đất có mục đích sử dụng khác với loại đất thu hồi theo tỉ lệ phần trăm.
Được tách riêng việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án đầu tư công độc lập đối với các dự án nhóm B trên địa bàn TP.
UBND TP tách phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai TP thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 để thực hiện độc lập; sau khi hoàn tất sẽ tích hợp vào quy hoạch TP.
UBND TP HCM không phê duyệt kế hoạch sử dụng đất cấp huyện hằng năm; cho phép các tổ chức sử dụng đất được thế chấp, cho thuê và chuyển nhượng "quyền thuê đất" đóng tiền hằng năm; văn bản phê duyệt kết quả trúng đấu giá, đấu thầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chấp thuận chủ trương thanh toán cho các dự án BT là căn cứ để giao đất, cho thuê đất.
UBND TP thực hiện thủ tục về thuê đất, thuê đất có mặt nước theo quy định của pháp luật về đất đai; không thực hiện thủ tục thuê khu vực biển được quy định tại Luật Biển Việt Nam và Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo như hiện nay đối với các dự án về cảng biển, kể cả dự án lấn biển…
Ngoài các đề xuất trên, người đứng đầu chính quyền TP cũng đề nghị cho thí điểm cho UBND các cấp được sử dụng hình ảnh vi phạm ghi nhận từ các thiết bị thu hình của các cá nhân, tổ chức để xử phạt các hành vi vi phạm vệ sinh nơi công cộng; cho phép UBND các cấp áp dụng biện pháp ngắt điện, ngắt nước công đoạn sản xuất trong việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thi hành biện pháp khắc phục hậu quả về bảo vệ môi trường…
Sau khi nghe ý kiến các thành viên trong đoàn, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà ghi nhận và đánh giá cao những ý kiến, kiến nghị đề xuất thí điểm nhiều cơ chế, chính sách về đất đai, môi trường của TP rất đúng, có cơ sở xác đáng. Trong 18 vấn đề vướng mắc của TP HCM đã có 16 vấn đề được Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này.
"TP phân công đầu mối chuẩn bị hồ sơ, tổng kết và hoàn thiện đề xuất để trình Chính phủ trình Quốc hội xem xét thông qua", ông Hà đề nghị.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đầu cơ, "tạo giá ảo", "thổi giá", khan hiếm nguồn cung… được cho là những nguyên nhân chính dẫn đến thị trường bất động sản (BĐS) tăng chóng mặt trong thời gian qua, tuy nhiên, giải pháp nào “hạ nhiệt” giá nhà đất vẫn chưa có câu trả lời cụ thể.
Trần Quý
13:17 22/11/2024(Thanh tra) - Với vị trí chiến lược tại trung tâm mới The Global City, Masteri Grand View đang là tâm điểm của thị trường bất động sản TPHCM, nơi giao thoa tiện ích và hạ tầng hiện đại, mang lại giá trị bền vững cho cư dân và nhà đầu tư.
Hương Giang
12:17 21/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương