Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tìm vốn cho biến đổi khí hậu

Thứ tư, 10/07/2013 - 09:24

(Thanh tra)- Việt Nam đang ở vị trí tiền tuyến trong ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH). Và, khi dòng tiền quốc tế bắt đầu chảy, điều quan trọng là khai thác và sử dụng các nguồn lực đó thế nào thì ở Việt Nam lại đang trong giai đoạn hình thành.

Sạt lở đất diễn ra ở khắp nơi cho thấy thiên nhiên ngày càng khốc liệt. Ảnh: Hoàng Hà

Ông Phạm Vĩnh Phong, Phó Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, Cục Khí tượng Thủy văn và BĐKH (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, tình hình vận động tài trợ cho BĐKH giai đoạn 2010 - 2013 từ các nhà tài trợ là 664,5 triệu USD, đây là con số đã giải ngân. Trong đó, năm 2012 tổng số tiền được tài trợ thấp nhất 136 triệu USD và cao nhất là 248 triệu USD vào năm 2013.


Còn theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Giáo dục Tài nguyên và Môi trường (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong giai đoạn từ tháng 1/2009 - 4/2011, các nhà tài trợ quốc tế đã huy động được 1,2 tỷ USD tài chính cho BĐKH, dù khung thời gian của các cam kết này cũng như cách thức phân bổ thực tế chưa rõ ràng. Khoản này dự kiến gấp đôi nguồn tiền được cung cấp qua Chương trình Hỗ trợ ứng phó với BĐKH (SP-RCC). 

Số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, 250 dự án và chương trình do quốc tế tài trợ cho thích ứng và giảm nhẹ BĐKH trong cùng kỳ bao gồm các nguồn từ các nhà tài trợ song phương, đơn vị đa phương cũng như các tổ chức phi Chính phủ. 

Ngoài ra, từ khoảng 400 đề xuất của các địa phương, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thẩm định, xác định 61 đề xuất trình Chính phủ phê duyệt. Năm ngoái, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt các dự án ưu tiên thuộc Chương trình SP-RCC với tổng dự toán khoảng 14.300 tỷ đồng, vốn đối ứng của các địa phương khoảng 3.000 tỷ đồng. Trong năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý phân bổ 350 tỷ đồng cho 11 tỉnh để triển khai thực hiện 11 Dự án SP-RCC trong danh mục dự án đã được phê duyệt.

Tuy nhiên, trên bình diện chung, các chuyên gia cho rằng, vẫn có sự chênh lệch trong ứng phó và hoạt động giảm nhẹ. Việt Nam đã phân bổ một nguồn lực đáng kể cho thích ứng, trong khi nguồn tiền cho hoạt động giảm nhẹ lại eo hẹp. 

Tài chính dành cho BĐKH đem lại nhiều lợi ích từ cấp Chính phủ cho đến các doanh nghiệp, những người dân trực tiếp bị ảnh hưởng từ BĐKH. Nhưng cho đến nay, tại Việt Nam, gần như tất cả số tiền nhằm thích ứng với BĐKH được cung cấp dưới dạng các khoản cho vay, dù là với lãi suất ưu đãi thay vì các khoản hỗ trợ không hoàn lại từ các nước phát triển. Đây là thông tin do CARE (là một tổ chức nhân đạo và hỗ trợ phát triển quốc tế lớn, với các chương trình ở trên 70 quốc gia khắp thế giới) khuyến cáo. Việt Nam đang sử dụng chủ yếu các khoản vay cho hoạt động thích ứng cũng như cho giảm nhẹ. 

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, ứng phó với BĐKH nên sử dụng viện trợ không hoàn lại thay vì các khoản vay. Tính riêng trong năm 2011 và 2012, chưa đến 3% nguồn tài chính khí hậu là các khoản tài trợ. Các nhà tài trợ song phương và đa phương khác cũng tài trợ và đồng thời dành các khoản cho vay cho các chương trình về BĐKH.

Ngoài ra, theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài, đối với một số khoản đầu tư cho hoạt động giảm nhẹ thì việc cho vay ưu đãi hạn chế có thể là một cách phù hợp để trang trải các chi phí cụ thể của quốc gia đang phát triển, vì sẽ mang lại các lợi ích về kinh tế. Tuy nhiên, đối với các phương án không tạo ra lợi nhuận như nâng cao năng lực thể chế, hoặc là trong trường hợp cần phải bảo đảm các kết quả hướng tới người nghèo như hoạt động giảm nhẹ thông qua nông nghiệp hoặc lâm nghiệp, thì các khoản vay cho giảm nhẹ đó cần phải viện trợ không hoàn lại. Cần có hạn mức nghiêm ngặt về số tiền cho hoạt động giảm nhẹ được cung cấp dưới dạng các khoản vay.

Các chuyên gia quốc tế đề xuất một số kiến nghị cần bảo đảm chắc chắn sao cho việc sử dụng vốn vay ưu đãi không chiếm quá 1/3 tổng tài chính công cho hoạt động giảm nhẹ. Không cho vay hay sử dụng vốn vay ưu đãi cho các hoạt động thích ứng. Chính phủ Việt Nam và các đối tác phát triển cần tuân theo những kêu gọi quốc tế là thích ứng nên dựa vào viện trợ không hoàn lại. Đặc biệt, cần có một hệ thống kế toán công bằng, minh bạch và tin cậy cao đối với tài chính khí hậu từ cả hai nguồn trong nước và quốc tế.

Hoàng Hà

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội trời rét đậm, nhiệt độ 10 -13 độ C

Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội trời rét đậm, nhiệt độ 10 -13 độ C

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, hiện nay không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Trung Trung Bộ; ở vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8, trạm đảo Cồn Cỏ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6.

Thái Hải

19:48 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm