Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thông tin nước sông Đà nhiễm dầu: Cặn dầu rất nguy hiểm và khó xử lý

Thứ ba, 15/10/2019 - 15:58

(Thanh tra) - PGS TS. Nguyễn Trường Luyện, Viện Vật lý Kỹ thuật, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội khẳng định nước nhiễm dầu đã độc hại, việc nhiễm cặn dầu còn độc hại gấp nhiều lần.

Dầu bám hai bên bờ suối Khại - nơi dẫn nước vào Nhà máy Nước sạch Sông Đà. Ảnh: Nguồn Internet

Mấy ngày qua, hàng nghìn hộ dân tại các quận, huyện ngoại thành thuộc thành phố Hà Nội phản ánh nước sinh hoạt từ Nhà máy nước sạch sông Đà có mùi lạ, mùi khét rất khó chịu. Đến sáng 14/10, trả lời báo chí, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Hoàng Văn Thức cho biết, Tổng cục Môi trường trực tiếp trao đổi với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình và có những thông tin về nguyên nhân ban đầu.

Theo đó, ở vùng thượng lưu Sông Đà nơi cung cấp nguồn nước cho nhà máy xử lý nước sạch cung cấp cho Hà Nội có con suối Trâm chảy ra kênh nơi dẫn nước vào nhà máy xử lý nước thải, tuy nhiên theo phản ánh của người dân phát hiện có 1 xe tải 2,5 tấn đã đổ trộm dầu thải vào khu vực này thuộc địa bàn xã Phúc Tiến, Phú Minh. Sự việc này gây ra sự hoang mang trong dư luận.

Vấn đề được đặt ra, việc nước nhiễm dầu ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe người dân và cách xử lý như thế nào, trách nhiệm của đơn vị cấp nước đến đâu?

Trao đổi với PV Báo Thanh Tra, PGS.TS Nguyễn Trường Luyện, Viện Vật lý Kỹ thuật, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: “Nước nhiễm dầu đã rất độc hại. Các sự việc tràn dầu trên biển đã minh chứng điều đó. Việc xử lý vết dầu loang mất rất nhiều thời gian và chi phí. Theo thông tin trên các phương tiện thông tin tại chúng, nước sông Đà bị cho là nhiễm cặn dầu. Cặn dầu nguy hiểm và độc hại gấp nhiều lần nước nhiễm dầu”.

PGS.TS Nguyễn Trường Luyện cho biết cặn dầu có chứa nhiều kim loại nặng, nếu uống vào cơ thể thì ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Hơn nữa, việc xử lý rất khó khi cặn dầu đã bám chặt vào đất, bùn. Dầu bản thân là hoạt chất khó xử lý, xử lý bằng phương pháp hóa học cũng khó, mà phải dùng biện pháp hấp thụ mới tách được. Tuy nhiên, phương pháp này khá đắt, tốn kém.

“Nếu chỉ là dầu thì chúng ra có thể khoanh vùng và hút hết bề mặt. Nhưng cặn dầu thì phải tiến hành nạo vét bùn mà chưa chắc đã hết được”, PGS.TS Nguyễn Trường Luyện nói.

Theo PGS.TS Nguyễn Trường Luyện, để đối phó tạm thời, người dân nên mua máy xử lọc nước. Tuy nhiên, việc lọc nước cũng không đảm bảo nước sạch 100%.

“Cũng cần phải xem lại trách nhiệm của cơ quan cấp nước. Biết nước nhiễm dầu mà vẫn cấp nước, bán cho dân thì không thể chấp nhận được. Người dân nên có biện pháp dùng nước thay thế đến khi có kết luận của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, việc này cần phải làm và đưa ra kết luận sớm, bởi nước là nhu cầu không thể thiếu của người dân”, PGS.TS Nguyễn Trường Luyện bày tỏ.

Thanh Thanh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội trời rét đậm, nhiệt độ 10 -13 độ C

Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội trời rét đậm, nhiệt độ 10 -13 độ C

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, hiện nay không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Trung Trung Bộ; ở vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8, trạm đảo Cồn Cỏ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6.

Thái Hải

19:48 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm