Theo dõi Báo Thanh tra trên
Nguyên Phê
Thứ năm, 16/11/2023 - 06:35
(Thanh tra)- Là địa phương sở hữu bờ biển dài hơn 30km, nhưng cứ gặp mưa to kéo dài thì không chỉ khu vực trũng sâu mà nhiều khu dân cư đô thị ở Đà Nẵng bị ngập nước, trong đó có nhiều vùng bị ngập sâu cả mét do hệ thống thoát nước không vận hành hết được…
Việc khơi thông dòng chảy kênh mương sẽ giúp nước mưa thoát nhanh. Ảnh: N.P
Mưa là ngập!
Trận mưa to ngày 14/10/2022, nhiều quận, huyện của Đà Nẵng bị ngập lụt diện rộng, là trận lũ lịch sử trong vòng 40 năm qua tái hiện lại. Sau 1 năm, ngày 13/10/2023, nhiều địa phương của Đà Nẵng lại bị ngập nặng do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới gây mưa to kéo dài, nhiều khu dân cư ứ nước. Các tuyến đường chính ở quận Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu… biến thành sông, gây ách tắc giao thông và sinh hoạt của người dân. Đà Nẵng lại thêm một lần “thất thủ” trong nước lũ.
Vào ngày 7/11 vừa qua, trời mưa to kéo dài làm nhiều phường ở Liên Chiểu, Thanh Khê, Cẩm Lệ bị ngập cục bộ, như là "căn bệnh" thường niên.
Nói về tình trạng ngập úng đô thị diễn ra trên nhiều khu vực trung tâm TP vào trung tuần tháng 10/2023, ông Phùng Phú Phong, Giám đốc Sở Xây dựng cho biết, gần đây, tần suất xuất hiện các trận mưa có cường độ lớn ngày càng nhiều, vượt năng lực của hệ thống thoát nước hiện có, nên dễ xảy ra tình trạng ngập úng tại nhiều khu vực trên địa bàn.
Theo ông Lê Quang Nam, Phó Chủ tịch UBND TP, Đà Nẵng phát triển đô thị mới nhưng trên nền của đô thị cũ nên phải chấp nhận tần suất ngập lụt 5% (quy chuẩn thì tần suất phải là 1%). Nếu thực hiện theo quy chuẩn tần suất 1% thì cao trình nền nhiều nơi phải nâng lên từ 1,5 - 2m, thậm chí có nơi 3m với khối lượng san nền khổng lồ, điều này là không thể. Bên cạnh đó, từ lõi đô thị, xây dựng các tuyến đường vành đai bao quanh thì việc thoát nước của TP có vấn đề.
Tiến sỹ khoa học, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn cho rằng, trong tương lai, Đà Nẵng còn phát triển mạnh, đồng nghĩa với việc tăng bê tông hoá đô thị, xây dựng nhiều nhà cao tầng hơn. Trong đó, quy hoạch chung Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 2045 khuyến khích phát triển về phía đồi núi. Tình trạng bê tông hoá núi đồi sẽ tạo nguy cơ nước mưa đổ nhanh hơn từ vùng cao xuống khu thấp. Nếu không có sự chuẩn bị tốt, sắp tới, Đà Nẵng có nguy cơ ngập nặng hơn rất nhiều.
Giải pháp nào?
Ngoài việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án (DA), Đà Nẵng sẽ triển khai đồng loạt các giải pháp chống ngập như: Đánh giá lại hiện trạng và quy hoạch thoát nước, thoát lũ, đánh giá kỹ các công trình thoát lũ hạ tầng khi mới xây dựng; nghiên cứu mở rộng các hồ điều tiết, trữ nước; không lấp sông, suối, ao hồ…
Đối với khu vực Sân bay Đà Nẵng nằm giữa đô thị Đà Nẵng, với diện tích gần 800ha, khi gặp mưa lớn làm phát sinh trữ lượng nước lớn thoát ra xung quanh. Trước đây, khu vực sân bay có nhiều hồ điều hòa, tuy nhiên, nhiều hồ đã bị bồi lấp hoặc bồi lắng, không còn bảo đảm chức năng. Do đó, TP đã chỉ đạo Sở Xây dựng làm việc với các đơn vị trong sân bay để giải quyết vấn đề thoát nước.
Sở Xây dựng phối hợp với các ban quản lý DA chuyên ngành hoàn thiện hồ sơ báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư các DA chống ngập khu vực xung quanh Sân bay Đà Nẵng (cải tạo, bổ sung các tuyến cống thoát nước trên địa bàn quận Thanh Khê và xây dựng cầu trên đường Nguyễn Nhàn tại vị trí qua kênh Phong Bắc, quận Cẩm Lệ) và triển khai DA cải tạo các hồ điều tiết khu vực Sân bay Đà Nẵng.
Tiếp tục thực hiện phương án thoát nước tạm theo phân cấp quản lý, đặc biệt tại những khu vực dân cư hiện trạng chỉnh trang, các tuyến đường trung tâm TP bị ngập úng cục bộ.
Đối với các vị trí ngập úng do ảnh hưởng của các DA, công trình đang triển khai thi công thì bố trí nhân viên thường xuyên túc trực tại công trình, triển khai xử lý đảm bảo thoát nước tạm thời cho các khu vực đang thi công dở dang, chưa được đấu nối thoát nước hoàn chỉnh vào hệ thống.
Sở Xây dựng sẽ phối hợp với Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải, UBND các quận, huyện tăng cường hơn nữa công tác khơi thông cửa thu, mương thu nước theo phạm vi phân cấp quản lý, nghiêm túc triển khai bảo đảm hiệu quả, mục tiêu phải hoàn thành việc khơi thông 100% cửa thu nước trên toàn TP.
Thực tế cho thấy, nhiều tuyến đường ở quận Sơn Trà, Liên Chiểu, Thanh Khê, Cẩm Lệ, sau khi được khơi thông kênh mương, cống rãnh giúp lưu lượng nước mưa thoát nhiều và nhanh hơn, nên không gây ngập úng cục bộ trong các khu dân cư.
Ngoài ra, khẩn trương rà soát tình hình vận hành các trạm bơm chống ngập, nêu rõ các hạn chế hiện nay (nếu có) và đề xuất giải pháp phù hợp. Mua sắm bổ sung máy bơm, máy phát điện dự phòng và các trang thiết bị phục vụ công tác chống ngập úng đô thị nếu thấy cần thiết.
Vấn đề quan trọng là, về quy hoạch để ứng phó với tình trạng ngập lũ phải tăng cường diện tích cây xanh, không gian xanh, nhất là khu vực đồi núi tiếp giáp với đồng bằng nên có những vành đai xanh để giữ nước, không cho thoát nhanh xuống khu vực thấp.
Mặt khác, Đà Nẵng cần tăng cường không gian xanh các công viên trong TP, vì khi gặp mưa lớn, hạ tầng không đảm bảo thoát nhanh thì nước đổ về công viên thẩm thấu xuống đất, bổ sung nước ngầm, giảm ngập úng và giúp giảm xâm nhập mặn về sau.
Ngoài ra, cần có cơ chế kiểm soát và chế tài trong quá trình cấp phép xây dựng các DA, ràng buộc các nhà đầu tư ưu tiên xây dựng hạ tầng thiết yếu, không gian xanh; giúp lưu trữ nguồn nước để phát triển bền vững.
Dự báo trong tháng 11 này, khu vực Trung Trung bộ khả năng xuất hiện từ 1 đến 2 cơn bão kèm theo mưa to, dễ phát sinh lũ. Vì vậy, cần cập nhật liên tục thông tin dự báo thời tiết và thiên tai; chủ động triển khai các phương án ứng phó tốt nhất để hạn chế mức thiệt hại thấp nhất do thiên tai gây ra.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều 13/12, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Sỹ Nghiêm để làm rõ tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Văn Thanh
20:09 13/12/2024(Thanh tra) - Chiều 13/12, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, hiện nay không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Trung Trung Bộ; ở vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8, trạm đảo Cồn Cỏ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6.
Thái Hải
19:48 13/12/2024Thái Hải
21:09 12/12/2024Hải Hà
20:22 11/12/2024Hoàng Nam
21:03 10/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà