Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 30/06/2013 - 08:58
(Thanh tra) - Trong hai tuần cuối tháng 6/2013, hai tổ chức độc lập là Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Campuchia (AVIC); Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Lào (AVIL) đã tiến hành khảo sát độc lập một số dự án (DA) đầu tư trồng cao su của doanh nghiệp Việt Nam tại 2 quốc gia sở tại.
Bà Hà Thị Thanh Bình, Tổng Thư ký AVIC và AVIL phỏng vấn người dân địa phương về hoạt động của HAGL tại tỉnh Ratanakkiri - Campuchia
Hai tổ chức độc lập này đã chủ động dành nhiều thời gian tiếp xúc với chính quyền một số địa phương, phỏng vấn người dân tại khu vực triển khai các DA của Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), mà trước đó Global Witness đã quy kết là vi phạm các vấn đề liên quan đến đất đai, môi trường sống và pháp luật.
Trao đổi với phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí về kết quả khảo sát, bà Hà Thị Thanh Bình, Tổng Thư ký AVIC và AVIL cho biết: Phương pháp khảo sát được tiến hành khách quan với hình thức hỏi đáp giữa cán bộ của AVIC, AVIL đối với người dân địa phương được chọn ngẫu nhiên tại khu vực triển khai các DA, cũng như trao đổi với đại diện chính quyền một số tỉnh, thành tại Lào, Campuchia.
Ngoài ra, để bảo đảm kết quả khảo sát chính xác, đích thân Tổng Thư ký AVIC và AVIL đã xuống thực địa tại khu đất rừng, khu vực trồng cao su của các doanh nghiệp Việt Nam tại tỉnh Attapeu, tỉnh Ratanakkiri.
Thông tin phản hồi từ cuộc khảo sát cho thấy, chính quyền các địa phương của Lào, Campuchia đều khẳng định, doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư các DA nông lâm nghiệp đều chấp hành nghiêm quy định pháp luật của nước sở tại dưới sự giám sát chặt chẽ của nhiều cơ quan chức năng.
Riêng HAGL từ khi triển khai DA đều tuân thủ đầy đủ mọi quy định, đảm bảo tiến độ, không vi phạm pháp luật về đất đai, môi trường. Ngược lại, nhiều vùng đất nghèo khó trước đây đã được hưởng lợi từ nguồn vốn đầu tư của HAGL, đời sống người dân được nâng cao về nhiều mặt.
Đối với cáo buộc phá rừng của Global Witness, qua đi thực tế tại hiện trạng diện tích rừng giáp ranh các DA mà HAGL đã và đang triển khai cho thấy đây là rừng nghèo, phần lớn là cây bụi cùng một số cây dầu có giá trị kinh tế thấp, không có cây gỗ quý. Nhiều hộ dân địa phương khi được tiếp xúc đều mong muốn HAGL tiếp tục duy trì hoạt động các DA để người dân có việc làm với thu nhập ổn định vì trước đó đời sống của nhân dân rất khó khăn do đất cằn cỗi xơ xác do thiếu nước, cơ sở hạ tầng hầu như chưa được đầu tư.
Trên cơ sở kết quả khảo sát này, bà Hà Thị Thanh Bình kiến nghị cần sớm có cơ chế phù hợp để hỗ trợ và bảo vệ hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam.
Sự kiện, Global Witness chọn 2 doanh nghiệp Việt Nam đầu tư thành công nhất tại Lào, Campuchia để đưa vào cáo buộc vi phạm pháp luật về đất đai, môi trường trong khi có nhiều doanh nghiệp của nhiều quốc gia khác cũng đầu tư DA có mục đích cho thấy có những dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh. Với vai trò của mình, AVIC và AVIL sẽ tổng hợp và báo cáo chính xác nhất hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam cho Chính phủ Việt Nam, Lào, Campuchia để sau đó sẽ công bố tại buổi họp báo với sự tham gia của nhiều cơ quan báo chí trong và ngoài nước trong thời gian sớm nhất.
Trong diễn biến khác có liên quan, trả lời báo chí về các cáo buộc mà tổ chức Global Witness đưa ra đối với HAGL và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), Vụ Trưởng Báo chí Bộ Ngoại giao Lào Sithong Chitnhothinh, khẳng định: Đây là luận điệu vu cáo phi lý đối với HAGL, VRG, là những doanh nghiệp sang đầu tư tại Lào với trị giá lớn. Đồng thời bày tỏ tin tưởng rằng, sẽ không thế lực nào có thể chia rẽ được mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước Lào và Việt Nam.
Còn Báo Phathet Lào cũng đã đăng tải bài viết “Tấm lòng cao cả của doanh nghiệp Việt Nam”, với nội dung doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư và kinh doanh tại Lào, trong đó có HAGL, đã góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội của “Đất nước Triệu Voi”, tạo công ăn việc làm và từng bước giúp cải thiện nâng cao đời sống cho người dân trong khu vực các DA.
Bày tỏ quan điểm với sự việc này, Phó Thủ tướng Campuchia Yim Chay Ly cũng đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc của Global Witness cho rằng, doanh nghiệp của Việt Nam đã “phá rừng” khi đầu tư tại Campuchia.
Phó Thủ tướng Yim Chay Ly cho rằng: Global Witness không chỉ nói xấu doanh nghiệp Việt Nam mà còn nhiều nước khác đầu tư tại Campuchia. Chúng tôi đã tiến hành điều tra và sự thật không phải như thế, các hình ảnh chặt phá rừng được sử dụng để cáo buộc trên một số trang tin là hình ảnh xảy ra từ thời… Khmer Đỏ. Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Campuchia đã góp phần cải thiện tình hình lao động ở nước chúng tôi, nhiều người có việc làm.
Phó Thủ tướng Yim Chay Ly cho biết thêm: Các doanh nghiệp cao su Việt Nam còn xây dựng hệ thống điện, đường, trường, các cơ sở y tế… góp phần tích cực phát triển đất nước Campuchia. Chúng tôi đã giao cho Bộ Nông nghiệp, Bộ Môi trường phối hợp với các địa phương giải quyết vụ việc và có biện pháp bảo vệ các doanh nghiệp Việt Nam làm ăn tại Campuchia.
Ngọc Giang – Tấn Lộc
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều 13/12, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Sỹ Nghiêm để làm rõ tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Văn Thanh
20:09 13/12/2024(Thanh tra) - Chiều 13/12, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, hiện nay không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Trung Trung Bộ; ở vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8, trạm đảo Cồn Cỏ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6.
Thái Hải
19:48 13/12/2024Thái Hải
21:09 12/12/2024Hải Hà
20:22 11/12/2024Hoàng Nam
21:03 10/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà