Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hoài Phương
Thứ tư, 23/10/2024 - 10:00
(Thanh tra) - Ngành Thanh tra đã tổ chức nhiều cuộc thanh tra diện rộng. Bên cạnh đó, ngành đóng vai trò nòng cốt trong các tổ công tác của Trung ương, giúp các địa phương giải quyết tốt các vụ khiếu kiện, góp phần khôi phục và ổn định tình hình an ninh, chính trị ở địa phương.
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười với cán bộ thanh tra tại Hội nghị thanh tra toàn quốc (năm 1990). Ảnh: Tư liệu/Báo Thanh tra
Thời kỳ từ năm 1986-2010 là giai đoạn Đảng và Nhà nước ta quyết định tiến hành đổi mới trong bối cảnh có nhiều biến động trên thế giới, nhất là giai đoạn 1989-1990 khi chế độ Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu tan rã.
Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, ngành Thanh tra đã có những định hướng trong từng năm, từng thời kỳ để tập trung hoạt động thanh tra nhằm khắc phục những khuyết thiếu của nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đặc biệt, sau khi Pháp lệnh Thanh tra được ban hành năm 1990 đã xác định “thanh tra là một chức năng thiết yếu của quản lý Nhà nước”; xác định rõ về cơ cấu, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của ngành Thanh tra, của thanh tra viên và Luật Thanh tra được ban hành năm 2004. Hoạt động thanh tra đã tập trung vào những ngành, lĩnh vực dễ phát dễ nảy sinh sai phạm: quản lý vốn Nhà nước, đầu tư xây dựng, quản lý và sử dụng đất đai, việc thu hồi đất để mở mang đô thị, xây dựng các khu công nghiệp; về tài chính, ngân hàng; về nông nghiệp, nông thôn… để kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước các cấp, các ngành kịp thời điều chỉnh chế độ, chính sách, nhằm khắc phục những khuyết thiếu khi chuyển nền kinh tế từ tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong lĩnh vực thanh tra kinh tế - xã hội, ngành Thanh tra đã tổ chức nhiều cuộc thanh tra diện rộng như: cuộc thanh tra diện rộng hoạt động tín dụng ngân hàng từ năm 1994 đến tháng 3 năm 1996 với sự tham gia của 52/53 tỉnh, thành phố, Thanh tra Nhà nước chỉ đạo. Qua thanh tra đã có nhiều kiến nghị chấn chỉnh với Nhà nước, với Chính phủ để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời, góp phần đáng kể và tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát từ mức hai con số những năm trước xuống còn một con số (mức lạm phát năm 1996 là 4,5%, thấp nhất từ trước đến trước thời điểm thanh tra).
Cuộc thanh tra về đầu tư xây dựng và quản lý, sử dụng đất đai theo Quyết định số 273/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ, đã phát hiện sai phạm kinh tế trên 73.000 tỷ đồng. Qua thanh tra, đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung và ban hành mới nhiều nghị định về quản lý đầu tư và xây dựng, về đấu thầu…
Nhân dịp kỷ niệm 50 Ngày truyền thống Thanh tra Việt Nam (năm 1995), Tổng Bí thư Đỗ Mười đã có thư chúc mừng gửi tới toàn thể cán bộ, nhân viên ngành Thanh tra.
Trong đó, Tổng Bí thư nhấn mạnh: "Ngày nay, đất nước ta bước vào thời kỳ phát triển mới với nhiều thuận lợi, đồng thời trong quá trình vận động của cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa cũng còn rất nhiều khó khăn, phức tạp, nhiều mặt tiêu cực nảy sinh. Từ trước đến nay, Thanh tra luôn luôn là một lĩnh vực quan trọng, là một công tác không thể thiếu trong quá trình lãnh đạo của Đảng và chỉ đạo của Nhà nước. Trong điều kiện hiện nay, nhiệm vụ của ngành Thanh tra lại càng nặng nề hơn, nhằm giúp Đảng và Nhà nước phát huy mặt tích cực, kịp thời khắc phục những yếu kém, ngăn chặn có hiệu quả các tệ nạn tham nhũng, buôn lậu, lãng phí trong bộ máy Đảng, Nhà nước, đoàn thể và trong toàn xã hội. Phải khẩn trương giải quyết dứt điểm những vụ việc còn tồn đọng, không được bỏ trôi".
Cuộc thanh tra về 5 nội dung ngân sách xã, phường sau các sự kiện khiếu kiện phức tạp tại Thái Bình, Nam Định và một số địa phương khác. Cuộc thanh tra tại Cục Dự trữ Quốc gia đã kiến nghị cách chức 3 phó tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước, 1 thứ trưởng bộ, 3 cục trưởng, phó cục trưởng…
Trong lĩnh vực tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, ngành Thanh tra đã có sự phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội, đặc biệt là Hội Nông dân, Hội Phụ nữ… xây dựng các tổ hòa giải cơ sở, tăng cường công tác tuyên truyền để giải quyết dứt điểm nhiều vụ khiếu kiện từ cơ sở.
Đặc biệt, trong những năm 1997-1998, một số điểm nóng về khiếu tố phát sinh ở nông thôn tại một số tỉnh như Thái Bình, Nam Định… ngành Thanh tra đã đóng vai trò nòng cốt trong các tổ công tác của Trung ương, giúp các địa phương giải quyết tốt các vụ khiếu kiện, góp phần khôi phục và ổn định tình hình an ninh, chính trị ở địa phương.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ khi thành lập đến nay, trải qua 79 năm, ngành Thanh tra Việt Nam không ngừng phấn đấu vươn lên ngày càng lớn mạnh, trưởng thành để đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quá trình xây dựng và trưởng thành của ngành Thanh tra Việt Nam là rất đáng tự hào. Ngành đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh (năm 1990), Huân chương Sao Vàng (năm 2010), Huân chương Độc lập hạng Nhất (năm 2015) và nhiều phần thưởng cao quý khác…
Phương Hiếu - Ngọc Bích
09:00 20/11/2024(Thanh tra) - Ngày 15/11/2024, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong đã chủ trì hội nghị công bố Quyết định số 1379/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm ông Lê Tiến Đạt giữ chức Phó Tổng Thanh tra Chính phủ. Với quyết định này, ban lãnh đạo Thanh tra Chính phủ hiện nay bao gồm: Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong và các Phó Tổng Thanh tra Chính phủ gồm các ông: Bùi Ngọc Lam, Lê Sỹ Bảy, Dương Quốc Huy, Nguyễn Văn Cường và Lê Tiến Đạt.
Bích Tuệ
17:55 15/11/2024Phương Hiếu
18:11 12/11/2024Hoài Phương
07:00 24/10/2024Hoài Phương
10:00 23/10/2024Trần Quý
Kim Thành
Vũ Linh
Hương Giang
Lê Phương
Trần Quý
Hải Viên
Phương Hiếu
Trần Quý
Minh Nghĩa - Đình Thanh
Uyên Uyên
Nam Dũng