Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hoài Phương
Thứ ba, 22/10/2024 - 10:59
(Thanh tra) - Tại Hội nghị tổng kết công tác thanh tra miền Bắc tháng 4 năm 1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: thanh tra là công tác quan trọng, trực tiếp đối với việc thực hiện đường lối chính sách của Đảng, giữ gìn pháp luật của Nhà nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị tổng kết công tác thanh tra miền Bắc (ngày 19/4/1957). Ảnh: Tư liệu/Báo Thanh tra
Thanh tra phục vụ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1955 -1975)
Trong thời kỳ đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, hoạt động thanh tra đã phát triển và mở rộng trên nhiều lĩnh vực như: thanh tra việc thực hiện chính sách cải cách ruộng đất và sửa sai; thực hiện chính sách cải tạo công thương nghiệp tư bản tư nhân…
Bên cạnh đó là thanh tra các lĩnh vực: thực hiện hợp tác hóa, khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp; xây dựng công nghiệp; bình ổn vật giá, phục vụ sản xuất; kiểm tra tình hình học tập chủ trương “chấn chỉnh tổ chức, giảm nhẹ biên chế, chuyển người về sản xuất”; tìm hiểu tình hình tham ô, lãng phí…
Bên cạnh việc tổ chức hàng loạt các cuộc thanh tra, công tác xét giải quyết đơn tư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cũng được xem trọng. Tính riêng năm 1957, riêng Ban Thanh tra Trung ương đã tiếp 2.037 lượt người, nhận 3.998 đơn thư. Ban Thanh tra đã chuyển cho các cơ quan và địa phương xem xét giải quyết, đồng, thời trực tiếp điều tra, xác minh và góp ý kiến với các cơ quan có trách nhiệm giải quyết gần 290 vụ việc.
Tại Hội nghị tổng kết công tác thanh tra miền Bắc tháng 4 năm 1957, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: thanh tra là công tác quan trọng, trực tiếp đối với việc thực hiện đường lối chính sách của Đảng, giữ gìn pháp luật của Nhà nước và câu nói: “Thanh tra là tai mắt của trên, là bạn của dưới” đã trở thành khẩu hiệu và phương châm hoạt động của ngành.
Giai đoạn 1960-1975, đất nước ta bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà. Hoạt động thanh tra tập trung vào thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, chống vi phạm dân chủ, tăng cường kỷ luật Nhà nước, chống tác phong quan liêu, mệnh lệnh, xa rời quần chúng, chống hiện tượng lãng phí, tham ô. Hoạt động thanh tra trong giai đoạn này có nhiều thành tích, như: năm 1961, phát hiện 117 vụ lãng phí, 349 vụ tham ô, trong đó có 23 vụ tham ô tập thể.
Năm 1969, đoàn thanh tra quản lý vật tư của Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo và tiến hành thanh tra tại nhiều bộ, ngành, địa phương đã khắc phục tình trạng hàng thừa thiếu, thất lạc, lãng phí của cải, vật tư, hàng hóa; kiến nghị với Trung ương ban hành nhiều chính sách cụ thể về trách nhiệm quản lý của các cấp, các ngành.
Công tác xét giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân cũng được tăng cường, hướng trọng tâm và thanh tra trách nhiệm. Năm 1972, Ủy ban Thanh tra của Chính phủ đã tổ chức một đợt kiểm tra và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo tại 10 tỉnh, thành phố và các bộ, tổng cục. Vụ Xét khiếu tố thuộc Ủy ban Thanh tra của Chính phủ và 13 khu, thành, tỉnh, 5 bộ, tổng cục đã nhận hơn 40.000 đơn thư, tiếp trên 1.000 lượt người, trong đó có 25 đoàn tập thể, đông người. Đã tập trung giải quyết trên 15.000 đơn thuộc thẩm quyền.
Nhìn chung, trong giai đoạn này, hệ thống tổ chức ngành Thanh tra từng bước ổn định. Nội dung hoạt động thanh tra bám sát việc thực hiện kế hoạch Nhà nước, các chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong từng thời kỳ đã góp phần khôi phục và phát triển kinh tế ở miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Thời kỳ cả nước thống nhất, xây dựng chủ nghĩa xã hội (1975-1986)
Năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất. Các tổ chức thanh tra được thành lập ở các tỉnh, thành miền Nam, hệ thống tổ chức thanh tra từ Trung ương tới địa phương. Ban Thanh tra Nhân dân được thành lập ở phần lớn các xã, phường, ở nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh và đơn vị sự nghiệp.
Hoạt động thanh tra ở miền Bắc tập trung vào việc thực hiện nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế, chấn chỉnh và cải tiến quản lý trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp… ở miền Nam, tập trung vào việc xây dựng củng cố chính quyền Nhân dân và thực hiện các chủ trương, chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa.
Nhiệm vụ thanh tra hướng tới thực hiện Nghị quyết số 79 của Bộ Chính trị về chống quan liêu, cửa quyền, phiền hà dân; Chỉ thị số 159/TTg của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết số 19/CP của Chính phủ về tăng cường và cải tiến quản lý.
Từ năm 1978 đến năm 1983, nhiệm vụ chống tiêu cực, chống quan liêu, cửa quyền… trở thành nhiệm vụ trọng tâm của ngành Thanh tra nhằm khắc phục các biểu hiện tiêu cực trong quản lý kinh tế và xã hội.
Kết quả thanh tra bên cạnh việc thu hồi sai phạm về kinh tế, kiến nghị xử lý cán bộ, ngành Thanh tra đã có nhiều kiến nghị với Trung ương, các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp… những biện pháp chấn chỉnh quản lý kinh tế, xã hội. Đồng thời, qua thanh tra đã phát hiện những nhân tố mới, những điển hình trong phát triển kinh tế - xã hội (khoán trong nông nghiệp ở Hải Phòng; khoán trong công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh…).
Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, các tổ chức thanh tra đã có nhiều cố gắng phát huy vai trò tham mưu, kiến nghị với lãnh đạo các cấp, các ngành củng cố, tăng cường công tác tiếp dân; khẩn trương xem xét, giải quyết đơn thư khiếu tố của quần chúng.
Lực lượng Thanh tra Nhân dân đã có vai trò tích cực trong việc tham gia xét giải quyết các khiếu nại, tố cáo ở cơ sở, góp phần quan trọng vào việc giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ Nhân dân.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ khi thành lập đến nay, trải qua 79 năm, ngành Thanh tra Việt Nam không ngừng phấn đấu vươn lên ngày càng lớn mạnh, trưởng thành để đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quá trình xây dựng và trưởng thành của ngành Thanh tra Việt Nam là rất đáng tự hào. Ngành đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh (năm 1990), Huân chương Sao Vàng (năm 2010), Huân chương Độc lập hạng Nhất (năm 2015) và nhiều phần thưởng cao quý khác…
Phương Hiếu - Ngọc Bích
09:00 20/11/2024(Thanh tra) - Ngày 15/11/2024, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong đã chủ trì hội nghị công bố Quyết định số 1379/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm ông Lê Tiến Đạt giữ chức Phó Tổng Thanh tra Chính phủ. Với quyết định này, ban lãnh đạo Thanh tra Chính phủ hiện nay bao gồm: Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong và các Phó Tổng Thanh tra Chính phủ gồm các ông: Bùi Ngọc Lam, Lê Sỹ Bảy, Dương Quốc Huy, Nguyễn Văn Cường và Lê Tiến Đạt.
Bích Tuệ
17:55 15/11/2024Phương Hiếu
18:11 12/11/2024Hoài Phương
07:00 24/10/2024Hoài Phương
10:00 23/10/2024Trần Quý
Kim Thành
Vũ Linh
Hương Giang
Lê Phương
Trần Quý
Hải Viên
Phương Hiếu
Trần Quý
Minh Nghĩa - Đình Thanh
Uyên Uyên
Nam Dũng