Theo dõi Báo Thanh tra trên
Phương Hiếu
Thứ ba, 12/11/2024 - 18:11
(Thanh tra) - Thanh tra Chính phủ vừa có văn bản gửi Văn phòng Trung ương Đảng; Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Chính phủ; Văn phòng Quốc hội; các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương cùng UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc không tổ chức kỷ niệm 79 năm Ngày Truyền thống ngành Thanh tra Việt Nam (1945 - 2024).
Thanh tra Chính phủ không tổ chức kỷ niệm 79 năm Ngày Truyền thống ngành Thanh tra Việt Nam. Ảnh: LP
Mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo và phối hợp công tác
Văn bản nêu rõ, thực hiện Nghị định số 111/2018/NĐ- CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ quy định về ngày thành lập, ngày truyền thống, ngày hưởng ứng của các bộ, ngành, địa phương; Quyết định số 1658/QĐ- TTg ngày 31/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Thanh tra Chính phủ trân trọng thông báo không tổ chức mít tinh kỷ niệm, không tổ chức đón tiếp khách và không nhận hoa chúc mừng kỷ niệm 79 năm Ngày Truyền thống ngành Thanh tra Việt Nam (23/11/1945 - 23/11/2024).
Nhân dịp này, Thanh tra Chính phủ trân trọng cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; sự quan tâm phối hợp trong công tác của các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương; cấp ủy chính quyền các địa phương đối với công tác của Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra trong thời gian qua và kính mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo và phối hợp công tác của Quý cơ quan trong thời gian tới.
Lịch sử ngành Thanh tra 79 năm
Ban Thanh tra đặc biệt (từ tháng 11 năm 1945 đến tháng 12 năm 1949)
Tại phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 4/10/1945, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Nội vụ lập một Ủy ban Thanh tra hành chính để đi điều tra công việc hành chính ở các địa phương, làm nhiệm vụ tiếp nhận và xử lý các thư từ, đơn kiện hoặc gặp gỡ trực tiếp bày tỏ nguyện vọng cần sớm chấm dứt các hiện tượng, việc làm sai trái của một số nhân viên trong bộ máy chính quyền các cấp, nhất là ở các địa phương.
Ngày 13/11/1945, Hội đồng Chính phủ giao cho ông Phạm Ngọc Thạch dự thảo một đề án về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra của Chính phủ, đồng thời quyết định thành lập ở mỗi bộ một Ban Thanh tra đặt dưới quyền viên Thanh tra hành chính do Bộ Nội vụ cử. Một ngày sau, ngày 14/11, Hội đồng Chính phủ đã họp và thông qua quyết định thành lập một Ban Thanh tra đặc biệt của Chính phủ. Ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 64-SL thành lập Ban Thanh tra đặc biệt. Đây chính là tổ chức tiền thân của Thanh tra Chính phủ sau này và ngày 23/11 trở thành Ngày Truyền thống của ngành Thanh tra Việt Nam.
Tiếp đó, ngày 31/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 80-SL cử các ông Bùi Bằng Đoàn và Cù Huy Cận vào Ban Thanh tra đặc biệt. Ông Bùi Bằng Đoàn được cử giữ chức Trưởng ban Thanh tra đặc biệt, trở thành Tổng thanh tra đầu tiên của Việt Nam.
Ban Thanh tra Chính phủ (từ tháng 12/1949 đến tháng 3/1956)
Giữa tháng 12/1949, Hội đồng Chính phủ ra quyết nghị giải thể Ban Thanh tra Đặc biệt và thành lập Ban Thanh tra Chính phủ. Ngày 18/12/1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 138 B-SL thành lập Ban Thanh tra Chính phủ, ông Hồ Tùng Mậu được cử làm Tổng Thanh tra.
Do điều kiện chiến tranh và đặc điểm lãnh đạo, dù đã được thành lập và có một văn phòng riêng, nhưng Ban Thanh tra Chính phủ gần như là một cơ quan chung với Ban Kiểm tra Trung ương Đảng. Ông Trần Đăng Ninh, Trưởng ban kiểm tra Trung ương Đảng, đồng thời kiêm giữ chức Tổng Thanh tra phó. Nhiều cán bộ trong Ban kiểm tra Trung ương đều được Chính phủ bổ nhiệm làm phái viên của Ban Thanh tra Chính phủ.
Ban Thanh tra Trung ương của Chính phủ (từ tháng 3/1956 đến tháng 9/1961)
Sau khi kiểm soát được miền Bắc, ngày 28/3/1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh số 261/SL thành lập Ban Thanh tra Trung ương của Chính phủ. Ông Nguyễn Lương Bằng được cử làm Tổng Thanh tra, các ông Nguyễn Côn và Trần Tử Bình làm Phó Tổng Thanh tra.
Ủy ban Thanh tra của Chính phủ (từ tháng 9/1961 đến tháng 2/1984)
Ngày 29/9/1961, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 136/CP quyết định thành lập Ủy ban Thanh tra của Chính phủ thay cho Ban Thanh tra Trung ương của Chính phủ và quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của cơ quan này. Ông Nguyễn Lương Bằng được cử giữ chức Tổng Thanh tra, ông Trần Mạnh Quỳ làm Phó Tổng Thanh tra và các ông Nguyễn Cáo, Đặng Văn Quang giữ chức Ủy viên thanh tra.
Sau 4 năm hoạt động, ngày 11/10/1965, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn việc giải thể Ủy ban Thanh tra của Chính phủ. Do đó, trong 4 năm (1965 - 1968), hệ thống Thanh tra Nhà nước từ Trung ương đến cấp khu, tỉnh, thành phố bị giải thể, chỉ còn các Ban Thanh tra của các Bộ, ngành hoạt động. Các Ban Thanh tra ngành do nhiều nguyên nhân đã không hoạt động đúng chức năng thanh tra mà chỉ dừng lại ở việc xét khiếu tố, và trong công tác này cũng còn nhiều hạn chế.
Mãi đến ngày 11/8/1969, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới ra Nghị quyết số 780/NQ-TVQH, tái thành lập Ủy ban Thanh tra của Chính phủ. Ông Nguyễn Thanh Bình được cử giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban, các ông Trần Mạnh Quỳ và Nguyễn Thừa Kế được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Thanh tra của Chính phủ.
Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, cơ cấu tổ chức ngành Thanh tra cũng thống nhất trên toàn quốc. Ông Trần Nam Trung được bầu làm Chủ nhiệm đầu tiên của Ủy ban Thanh tra của Chính phủ thống nhất.
Ủy ban Thanh tra Nhà nước (từ tháng 2/1984 đến tháng 4/2005)
Ngày 15/2/1984, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị quyết số 26/HĐBT, trong đó còn đổi tên gọi chính thức của hệ thống thanh tra là Ủy ban Thanh tra Nhà nước. Ông Bùi Quang Tạo, Chủ nhiệm Ủy ban Thanh tra của Chính phủ, giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Thanh tra Nhà nước.
Thanh tra Nhà nước
Ngày 1/4/1990, Pháp lệnh Thanh tra được ban hành. Ủy ban Thanh tra Nhà nước được chuyển đổi thành một cơ cấu ngành dọc với tên gọi Thanh tra Nhà nước. Ông Nguyễn Kỳ Cẩm, Chủ nhiệm Ủy ban Thanh tra Nhà nước, giữ chức vụ Tổng Thanh tra Nhà nước.
Thanh tra Chính phủ (từ tháng 4/2005 đến nay
Ngày 25/4/2005, Nghị định 55/2005/NĐ-CP ban hành, thay thế Nghị định 46/2003/NĐ-CP ngày 9/5/2003. Theo đó, ngành Thanh tra Nhà nước đổi tên thành Thanh tra Chính phủ và chức vụ Tổng Thanh tra Nhà nước cũng được đổi thành Tổng Thanh tra Chính phủ.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thanh tra tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa cùng 9 đơn vị trong Khối thi đua các cơ quan Nội chính tỉnh phối hợp tổ chức lễ bàn giao nhà Đại đoàn kết cho gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại huyện Khánh Vĩnh.
H.A
09:16 14/11/2024(Thanh tra) - Thanh tra Chính phủ vừa có văn bản gửi Văn phòng Trung ương Đảng; Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Chính phủ; Văn phòng Quốc hội; các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương cùng UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc không tổ chức kỷ niệm 79 năm Ngày Truyền thống ngành Thanh tra Việt Nam (1945 - 2024).
Phương Hiếu
18:11 12/11/2024Cảnh Nhật
19:26 08/11/2024Ngọc Giàu
11:36 28/10/2024Thái Hải
Ngọc Anh
Vũ Linh
Thu Huyền
Lê Hữu Chính
Minh Nghĩa – Đình Thanh
Hoàng Hiệp
Ngọc Giàu
HT
Hương Giang