Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Lễ hội Đua mảng Bắc Mê 2024: Tôn vinh văn hóa và quảng bá du lịch

Bùi Bình

Thứ bảy, 16/11/2024 - 15:29

(Thanh tra) - Sáng ngày 16/11, tại huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang, Lễ hội Đua mảng trên sông Gâm đã chính thức khai mạc, đánh dấu một hoạt động văn hóa – thể thao truyền thống đặc sắc của địa phương. Cùng với đó, các sự kiện hội chợ tư vấn giới thiệu việc làm và hội thi ẩm thực năm 2024 cũng được tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo người dân và du khách.

Lễ hội Đua mảng trên sông Gâm đã chính thức khai mạc, đánh dấu một hoạt động văn hóa – thể thao truyền thống đặc sắc của địa phương. Ảnh: Bùi Bình

Hàng năm, vào trung tuần tháng 10 âm lịch, khi công việc đồng áng đã hoàn thành và nước sông Gâm dâng cao, Lễ hội Đua mảng lại diễn ra trong khung cảnh hữu tình với dòng nước trong xanh chảy êm đềm. Đây là dịp để người dân địa phương giao lưu, thi đua và khơi dậy những giá trị văn hóa truyền thống.

Lễ hội năm nay đã thu hút 15 đội đến từ các xã, thị trấn trong huyện, bao gồm đoàn viên, thanh niên, người dân, cán bộ, và lực lượng vũ trang địa phương.

Bên cạnh Lễ hội Đua mảng, huyện Bắc Mê cũng tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch, nổi bật là giải thi đấu thể thao Pickleball, hội thi ẩm thực và hội chợ tư vấn, giới thiệu việc làm. Đây là cơ hội để giới thiệu sản vật, đặc sản và các mặt hàng nông sản độc đáo của huyện tới khách tham quan.

Theo lời người dân, Lễ hội Đua mảng đã có từ lâu và gắn bó với đời sống của người dân Bắc Mê. Ông Trần Mạnh Tuyên, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện, nhấn mạnh: “Lễ hội Đua mảng không chỉ góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc mà còn là động lực phát triển du lịch, quảng bá vùng đất và con người Bắc Mê”.

Lễ hội gồm hai phần chính: Phần “lễ” với nghi thức “Mo Khảm hải” của đồng bào Tày để cầu bình an, phần “hội” với cuộc đua mảng đầy kịch tính diễn ra trên đoạn đường dài 1.200m. Mỗi đội có 5 thành viên, sử dụng những chiếc mảng dài 8 - 9m, được làm từ 7 cây tre ghép lại. Cuộc thi này không chỉ là sự tranh tài mà còn thể hiện sức mạnh đoàn kết và văn hóa sông nước của người dân địa phương.

Để đảm bảo cho lễ hội diễn ra an toàn, Ban tổ chức đã chuẩn bị kỹ lưỡng các phương án an ninh, vệ sinh môi trường, và công tác cứu hộ. Cảnh quan xung quanh lễ hội cũng được chú trọng để mang lại ấn tượng đẹp cho du khách.

Lễ hội Đua mảng Bắc Mê đã trở thành một điểm nhấn trong các hoạt động văn hóa, du lịch của huyện, chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp và các ngày lễ lớn năm 2024. Đồng thời, sự kiện cũng là dịp để giới thiệu cảnh quan thiên nhiên, tiềm năng văn hóa và du lịch của Bắc Mê đến với du khách trong và ngoài nước, góp phần phát triển kinh tế – xã hội và bảo tồn giá trị truyền thống địa phương.

Một số hình ảnh PV ghi nhận được tại buổi lễ:

Lễ hội Đua mảng năm 2024 có sự tham gia của 15 đội đến từ các xã, thị trấn trong huyện. Ảnh: Bùi Bình

Mỗi đội có 5 thành viên tham gia. Ảnh: Bùi Bình

Các đội đang chuẩn bị cuộc thi. Ảnh: Bùi Bình

Lễ hội đã thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách. Ảnh: Bùi Bình

Những cô gái người Dao bên gian hàng giới thiệu sản phẩm đặc trưng của xã Đường Hồng. Ảnh: Bùi Bình

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Võ cổ truyền Việt Nam tại Thái Nguyên: Thời cơ và sứ mệnh

Võ cổ truyền Việt Nam tại Thái Nguyên: Thời cơ và sứ mệnh

(Thanh tra) - Trong bối cảnh đất nước hội nhập với các nền kinh tế thế giới, Võ cổ truyền không chỉ dừng lại ở việc rèn luyện sức khỏe, hay bảo tồn giá trị truyền thống, mà còn được coi là một phương tiện quảng bá văn hóa hiệu quả. Tại Thái Nguyên, vùng đất giàu truyền thống lịch sử - văn hóa - cách mạng, Võ cổ truyền đang đứng trước những thời cơ lớn, đồng thời gánh trên vai một sứ mệnh quan trọng là làm như thế nào để thúc đẩy phong trào tập luyện thể dục thể thao phát triển xứng tầm, đặc biệt là võ cổ truyền Việt Nam.

TK

17:30 26/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm